Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/04/2014 - 15:18
(Thanh tra) - Sáng nay (4/4), tại TP Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tổ chức hội nghị tập huấn Luật Tiếp công dân. Ông Đỗ Gia Thư, Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì hội nghị với sự tham gia của các đại diện thanh tra, UBND các tỉnh, thành phố phía Nam.
Ông Nguyễn Văn Kim phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Chu Tuấn
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Kim, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế TTCP đã giới thiệu về một số nội dung cơ bản của Luật Tiếp công dân với các đại biểu, trong đó nhấn mạnh đến các nội dung: Phạm vi điều chỉnh; trách nhiệm tiếp công dân của các cơ quan Nhà nước; quyền và nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo (KNTC), kiến nghị, phản ánh và trách nhiệm của tiếp công dân; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong công tác tiếp công dân…
Ngày 1/7/2014, Luật Tiếp công dân sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Với 9 chương, 36 điều, luật quy định đầy đủ những nguyên tắc tiếp công dân, như: Công khai, dân chủ, kịp thời, giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo, tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện KNTC, phản ánh theo quy định của pháp luật. Đồng thời, luật cũng nghiêm cấm việc lợi dụng quyền KNTC để gây rối trật tự, xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị; nghiêm cấm cá nhân kích động, lôi kéo người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân…
Đáng chú ý, trong luật này cũng quy định cụ thể trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp dân. Cụ thể: Tại chương III quy định rõ việc tiếp công dân của các chức danh Tổng Thanh tra, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân ở cấp mình ít nhất 1 ngày trong 1 tháng, Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân cấp huyện ít nhất 2 ngày trong 1 tháng, Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở UBND cấp xã ít nhất 1 ngày trong 1 tuần….
Các đại biểu thảo luận tại hội nghị. Ảnh: Chu Tuấn
Ông Đỗ Gia Thư, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, một điều hết sức quan trọng trong Luật Tiếp công dân là việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước, để từ đó nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành cũng như những người có trách nhiệm khác trong việc tiếp dân, góp phần giải quyết chặt chẽ các vấn đề của dân, bảo đảm công khai, dân chủ.
Tại hội nghị, ông Đỗ Gia Thư dành nhiều thời gian để giới thiệu và thảo luận với các đại biểu một số nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân.
Chu Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Long An công bố, trao quyết định cho các cán bộ được luân chuyển và điều động công tác khác. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2024.
Thu Huyền
20:04 11/12/2024(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.
Chính Bình
15:33 11/12/2024Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Kim Thành
09:56 11/12/2024Phương Anh
20:46 10/12/2024Phương Anh
20:15 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà