Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/12/2018 - 19:33
(Thanh tra)- Ngày 3/12, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội thảo "Giới thiệu kinh nghiệm của Pháp về xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử chống tham nhũng". Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm dự và phát biểu chỉ đạo.
Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm khẳng định: Việc cung cấp một cột mốc làm chuẩn để từ đó xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá để phòng ngừa xung đột lợi ích, phòng ngừa tham nhũng nhằm xây dựng một nền hành chính công hiệu quả, đề cao trách nhiệm giải trình, tính công khai, minh bạch là một trong những nội dung quan trọng nhằm thiết lập nền tảng đạo đức công vụ.
Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khoá XIV cũng đã dành một phần đáng kể để quy định về việc thực hiện quy tắc ứng xử, kiểm soát xung đột lợi ích nhằm phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Phó Tổng Thanh tra cho biết, trong thời gian tới, các cơ quan có liên quan của Việt Nam sẽ triển khai các công việc cần thiết để cụ thể hoá các quy định của Luật nhằm hướng dẫn việc thực hiện Luật trong thực tiễn. Do đó, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, để nghiên cứu vận dụng vào bối cảnh của Việt Nam có ý nghĩa hết sức thiết thực.
"Cơ quan Chống tham nhũng Cộng hoà Pháp (AFA) là cơ quan được giao trọng trách hướng dẫn các cơ quan Nhà nước của Pháp xây dựng Bộ quy tắc ứng xử chống tham nhũng. Vì thế, tôi tin rằng, những chia sẻ của các chuyên gia Pháp sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích đối với các cơ quan có liên quan của Việt Nam, nhất là trong quá trình triển khai xây dựng bộ quy tắc ứng xử nhằm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam", Phó Tổng Thanh tra nói.
Tại hội thảo, bà Sandrine Jarry - Chuyên gia AFA cho biết, AFA được thành lập cuối năm 2016, có thẩm quyền trên toàn lãnh thổ Pháp, trực thuộc Bộ Tư pháp và Bộ Ngân sách. Lãnh đạo là thẩm phán ngoại ngạch tư pháp, được bổ nhiệm theo quyết định của Tổng thống, nhiệm kỳ 6 năm không gia hạn.
Mặt khác, AFA còn điều phối hoạt động hành chính và truyền bá thông tin hữu ích về chống tham nhũng; hỗ trợ các cơ quan hành chính Nhà nước, địa phương và tất cả các thể nhân, pháp nhân có tham gia vào công tác phòng ngừa và phát hiện các hành vi tham nhũng; soạn thảo các khuyến nghị liên quan đến phòng ngừa và phát hiện các hành vi tham nhũng; kiểm soát các công cụ chống tham nhũng của các cơ quan Nhà nước cũng như một số doanh nghiệp.
Trao đổi tại hội thảo, các ý kiến đều tập trung vào Bộ quy tắc ứng xử đó có được áp dụng trong cơ quan lập pháp hay cơ quan tư pháp khác không? Một số biện pháp của Pháp là làm thế nào để chủ động kiểm soát xung đột lợi ích.
Bà Sandrine Jarry cho biết, Bộ quy tắc ứng xử nằm trong hệ thống công cụ phòng ngừa tham nhũng của AFA. Đây là Bộ quy tắc thể hiện sự cam kết của Nhà nước đối với công tác phòng ngừa các hành vi tham nhũng; định nghĩa và minh họa những hành vi không được phép làm vì những hành vi đó có thể mô tả đặc điểm của hành vi tham nhũng, có đi kèm các trường hợp minh hoạ...
Toàn cảnh hội thảo
Bộ quy tắc ứng xử chống tham nhũng được ban lãnh đạo cơ quan đề ra, bao gồm các quy định về các hành vi có thể dẫn đến tham nhũng trong đội ngũ nhân sự của cơ quan trong quá trình làm việc.
Trong Bộ quy tắc ứng xử của Pháp, các mục rất cụ thể bao gồm: Phòng ngừa xung đột lợi ích trong suốt chu trình mua hàng; quản lý các mối quan hệ với các doanh nghiệp; quản lý quà tặng, giấy mời và các lợi ích khác; quy tắc ứng xử cần có trong trường hợp bị gây áp lực; các hành vi không được làm; các hình thức kỷ luật trong trường hợp vi phạm quy tắc ứng xử; quản lý tất cả mọi hoạt động có liên quan với khu vực tư nhân.
Mặt khác, Bộ quy tắc mô tả các tình huống và các hành vi cần tránh, đi kèm các ví dụ minh họa từ thực tế hoạt động của cơ quan.
Bên cạnh đó, Bộ quy tắc ứng xử có thể được xây dựng kèm theo các phiếu (thực hành hoặc quy trình, tiến trình) cần tuân thủ... các phiếu này sẽ liệt kê cụ thể các hoàn cảnh và hành vi có nguy cơ, mô tả chi tiết các hành vi cần tránh để có thể làm chủ được các tình huống, hoàn cảnh có nguy cơ, mô tả chi tiết các hành vi cần tuân thủ để có thể làm chủ được các tình huống, hoàn cảnh có nguy cơ đó và tránh rơi vào hành vi tham nhũng.
"Cùng với đó, Bộ quy tắc ứng xử còn liệt kê các điều cấm đặc biệt đối với các hành vi có thể vi phạm vào quy định liêm chính tại cơ quan, các điều cấm này sẽ được xác định tùy theo tình hình thực tế của cơ quan. Chẳng hạn, các hành vi nhận quà biếu, nhận giấy mời, các khoản thanh toán cho chi tiêu cá nhân, các trường hợp có xung đột, lòng thương người, các khoản tài trợ và thêm cả hành vi vận động hành lang, tùy từng hoàn cảnh", bà Sandrine Jarry cho biết.
Ngoài ra, Bộ quy tắc cũng xác định các biện pháp chế tài, xử phạt, kỷ luật cho việc vi phạm các hành vi bị cấm hoặc cần tránh và chung hơn là mọi hành vi không tuân thủ các cam kết và nguyên tắc của cơ quan trong nội quy của cơ quan, bộ quy tắc ứng xử chỉ cần dẫn chiếu nó quy mà không cần quy định thêm.
Bộ quy tắc ứng xử cũng quy định việc phải bố trí một bộ phận tiếp nhận thông tin và tố cáo từ nhân sự trong cơ quan về các hành vi và tình huống có vi phạm các quy tắc ứng xử đề ra.
Bảo Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, Thanh tra thành phố Hải Phòng đã thực hiện tốt công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra cũng là một trong những phương thức thực hiện kiểm soát quyền lực Nhà nước trong hoạt động thanh tra.
Kim Thành
08:57 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành