Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần thiết chế “không thiên vị” để chống tham nhũng

Thứ năm, 04/09/2014 - 10:53

(Thanh tra) - Theo các chuyên gia, trong giai đoạn hiện nay, việc duy trì mô hình đa cơ quan phòng, chống tham nhũng (PCTN) là phù hợp nhưng cần phải tăng cường tính “độc lập”, “không thiên vị” để chống tham nhũng hiệu quả, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”…

PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nhấn mạnh, “vấn đề “nóng” nhất trong PCTN hiện nay là phải làm thế nào để việc phát hiện, đấu tranh xử lý đáp ứng mong mỏi của người dân. Ảnh: Thảo Nguyên

“Hóa giải” sự chậm trễ trong PCTN

Theo khảo sát về chất lượng pháp luật phòng, chống tham nhũng (do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tiến hành năm 2013), khoảng 78% cán bộ, công chức tham gia cho rằng, các qui định pháp luật PCTN “quá chung chung, chỉ mang tính hình thức và nhiều nội dung đã lạc hậu, chậm được điều chỉnh, sửa đổi”.

Nhất là, việc qui định trách nhiệm trong phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi tham nhũng ở Việt Nam còn khá rắc rối, thiếu cụ thể với “hệ thống nhiều cơ quan có liên quan tạo ra sự phức tạp, dẫn đến khả năng cao làm chậm trễ các hoạt động, thậm chí dẫn đến sự khác biệt về quan điểm xử lý” như nhận định của nhiều chuyên gia pháp lý. Đây cũng là yếu điểm của mô hình đa cơ quan PCTN mà Việt Nam đang duy trì.

Song mô hình này hiện nay lại phù hợp với kinh nghiệm của nhiều quốc gia không thành lập một cơ quan chuyên

Phần lớn các cơ quan chống tham nhũng của các nước, vùng lãnh thổ áp dụng chiến lược mũi nhọn là phòng ngừa, điều tra và giáo dục (như Indonesia, Hồng Kông, Thái Lan…). Nhiều nước trên thế giới cũng có chung vấn đề liên quan đến việc, làm thế nào để bảo vệ người tố cáo tham nhũng; nỗi lo sợ bị trả thù khi tố cáo tham nhũng... Do vậy, nhiều nước cho phép tố cáo tham nhũng nặc danh và bảo vệ nhân chứng là những yếu tố quan trọng. Ở Hồng Kông đã thành lập ra hẳn những văn phòng khu vực; Hàn Quốc đã thành lập một trung tâm dành riêng cho tố cáo tham nhũng.

biệt và lựa chọn cách tiếp cận tăng cường từng bước các cơ quan cống tham nhũng hiện có, trong đó có Việt Nam.

Theo các chuyên gia, mô hình tham nhũng như thế nào không phải là một liệu pháp kỳ diệu chấm dứt tham nhũng. Sự độc lập của một cơ quan chống tham nhũng mới được coi là yêu cầu căn bản để bảo đảm tính hiệu quả và cho phép các cơ quan này thoát khỏi những ảnh hưởng của cá nhân hay các yếu tố quyền lực nhằm điều tra những nghi vấn tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực và ở tất cả các cấp bậc trong xã hội.

“Tính hiệu quả của bất kỳ cơ quan thực thi pháp luật nào, dù là cơ quan độc lập hay là một bộ phận của một tổ chức lớn, có thể được phân tích thông qua việc đánh giá các tiêu chí liên quan đến việc thực thi pháp luật. Đó là, sức mạnh của thầm quyền điều tra và các năng lực khác của cơ quan điều tra; “sự độc lập” và “không thiên vị” của cơ quan thực thi pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng; tính hiệu quả của sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan của hệ thống thực thi pháp luật”, chuyên gia UNDP nhận định.

Bà Đào Lệ Thu, Đại học Luật Hà Nội lưu ý, mô hình đa cơ quan chống tham nhũng có thể phát huy được ưu điểm của các cơ quan trong PCTN nhưng đòi hỏi sự phối kết hợp rất cao và chặt chẽ, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” khi các cơ quan “chỉ chăm chăm vào nhiệm vụ, thẩm quyền của mình”.

Thiết lập các kênh chống tham nhũng

Ghi nhận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, thiết chế PCTN ở Việt Nam cần tiếp tục được đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động để tăng cường hơn nữa tính độc lập trong công tác PCTN, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền, cũng như khuyến khích hợp tác giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá nhân không thuộc khu vực nhà nước trong công tác PCTN.

Để bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan PCTN Việt Nam, các chuyên gia trong và ngoài nước khuyến nghị, tiếp tục duy trì mô hình hiện tại có phân hóa rõ ràng hơn chức năng và vai trò của từng cơ quan: Cơ quan phòng ngừa; cơ quan thực thi pháp luật (gồm đơn vị chuyên trách trong cơ quan điều tra, truy tố và xét xử), cơ quan điều hành chung, cơ quan giám sát. Đồng thời, ưu tiên tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật thông qua hoạt động điều phối bằng các giải pháp thể chế đặc biệt.

PGS.TS.Nguyễn Thái Phúc, Giám đốc Học viện Tư pháp khẳng định, vấn đề “nóng” nhất trong PCTN hiện nay là việc phát hiện, đấu tranh xử lý không đáp ứng mong mỏi của người dân khi “thông tin về vụ việc tham nhũng thì bằng con voi nhưng khi xử lý chỉ còn bằng bao diêm” như vụ Lã Thị Kim Oanh, phát hiện ra sai phạm 4.000 tỷ đồng nhưng khi xử lý không ai trả lời được 4.000 tỷ đồng đó đi đâu.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) cũng cho rằng, mô hình cơ quan PCTN chỉ hợp lý khi giải quyết được “cái khó” trong xử lý tội phạm tham nhũng từ chính cơ chế xử lý cán bộ. Cho nên cần sự kết hợp giữa cơ quan Đảng và Nhà nước trong quá trình xử lý.

Quan trọng hơn, theo PGS.TS Nguyễn Tất Viễn, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp T.Ư, mô hình cơ quan PCTN sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi đảm bảo “không bị ảnh hưởng, tác động của cơ quan nào”, có được sự ủng hộ của người dân và sự lãnh đạo của Đảng, vì công cuộc đấu trang chống tham nhũng là công cuộc đòi hỏi nỗ lực và trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức và nhân dân.

Việt Nam không có một cơ quan độc lập hay chuyên biệt chống tham nhũng như ở Hồng Kông (Trung Quốc) hay Indonesia mà xây dựng mô hình đa cơ quan PCTN.

Sau khi Luật PCTN năm 2005 có hiệu lực và được sửa đổi năm 2012, các cơ quan và đơn vị chuyên trách PCTN ở Việt Nam gồm: Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an), Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng (Viện KSND Tối cao). Các đơn vị chuyên trách của Bộ Công an và Viện KSND Tối cao được xác định là những cơ quan chống tham nhũng đặt trong lực lượng thực thi pháp luật.

Luật PCTN cũng đặt trách nhiệm PCTN đối với các cơ quan có liên quan khác như Kiểm toán Nhà nước, TAND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; qui định trách nhiệm giám sát công tác giám sát công tác PCTN đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, HĐND các cấp. Ngoài ra, trong các thiết chế tham gia PCTN còn có vai trò quan trọng của Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN, thể hiện mong muốn tăng cường tính độc lập cho cơ quan PCTN ở Việt Nam.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

Thu Huyền

21:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm