Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Ngoại giao 10 năm chưa phát hiện có tham nhũng

Thứ tư, 06/01/2016 - 21:45

(Thanh tra) - Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Bộ Ngoại giao chiều 6/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, do làm tốt công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, với quy trình kiểm tra, giám sát ngày càng chặt chẽ, minh bạch, công tác PCTN đã có những kết quả tích cực.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá, Thanh tra Bộ Ngoại giao đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu, các đơn vị trong Bộ tiếp tục xác định công tác PCTN là một trong nhiệm vụ trọng tâm được triển khai đồng bộ ở tất cả các đơn vị trong và ngoài nước. Trong đó, cần nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các đơn vị. 

“Phải thường xuyên đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong Bộ thực hiện tốt các quy định của pháp luật về PCTN; tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra và nâng cao chất lượng thanh tra trên các lĩnh vực, nhất là trong công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắm, sửa chữa xây dựng, quản lý lãnh sự, đặc biệt là công tác lãnh sự tại các Cơ quan đại diện Nhà nước ở nước ngoài, công tác tiếp nhận nhiều yêu cầu giải quyết công việc của công dân… Vì đây là những mảng dễ phát sinh tiêu cực”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Chưa phát hiện có sai phạm gây thất thoát, lãng phí

Theo báo cáo tổng kết, qua 10 năm thực hiện Luật PCTN, Bộ Ngoại giao đã đạt được những kết quả nhất định trên cả hai mặt: phòng và chống. Nhận thức về PCTN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên. 

Rút về nước trước thời hạn 1 cán bộ có sai phạm công tác lãnh sự

Đối với công tác lãnh sự tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thời gian gần đây có một số trường hợp phản ánh về việc thu phí cao và thời gian trả kết quả kéo dài, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan đại diện khẩn trương rà soát, chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Bộ Ngoại giao đã cử các đoàn công tác sang làm việc trực tiếp với các cơ quan đại diện bị nêu tên để kiểm tra, xác minh, làm rõ trách nhiệm của các cán bộ có liên quan và đã đình chỉ công tác, rút về nước trước thời hạn 1 cán bộ có sai phạm như phản ánh của báo chí.

Bộ đã chỉ đạo tất cả các cơ quan đại diện thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai, rõ ràng các quy trình quy định về thủ tục, hồ sơ và biểu mẫu lãnh sự; cũng như công khai biểu mức thu phí và lệ phí lãnh sự.

Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo PCTN của Bộ Ngoại giao về PCTN cho biết, do tính chất và đặc thù của ngành chủ yếu liên quan đến công tác đối ngoại, ít liên quan đến việc trực tiếp quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, dự án, đất đai của Nhà nước và viện trợ nước ngoài, nên ít có điều kiện nảy sinh tham nhũng. 

“Pháp luật PCTN được triển khai một cách toàn diện và rộng khắp. Vì vậy, chưa có trường hợp tham nhũng nào phải chuyển cho cơ quan điều tra, xét xử, giải quyết. Việc quản lý và sử dụng các quỹ do ngân sách Nhà nước cấp cơ bản đúng quy định, chưa phát hiện các sai phạm hoặc hành vi gây thất thoát, lãng phí”, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Kiểm toán Nhà nước 4 lần thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tiền, ngân sách và tài sản Nhà nước của Bộ Ngoại giao vào các năm 2007, 2009, 2012, 2014 đều đánh giá, “chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, không làm thất thoát kinh phí ngân sách Nhà nước giao”. 

Từ năm 2008 đến nay, Bộ Ngoại giao tiến hành 110 cuộc thanh tra tại các đơn vị thuộc Bộ ở trong nước, các Cơ quan đại diện Viêt Nam ở nước ngoài và tại các Cơ quan Ngoại vụ địa phương) chưa phát hiện đơn vị, cá nhân nào vi phạm pháp luật về công tác PCTN.

Không có hiện tượng xin - cho, nhũng nhiễu, tiêu cực 

Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Ngoại giao Phạm Việt Anh cũng cho biết, “trong suốt 10 năm, cũng như trước đó tại Bộ Ngoại giao không có hiện tượng xin - cho, nhũng nhiễu hoặc tiêu cực trong vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”. 

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn khen thưởng và tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCTN.

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ không có biểu hiện tiêu cực, chạy chức, chạy quyền. Những trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, để lọt tài liệu, vi phạm quy định, quy chế của Bộ Ngoại giao trong tiếp xúc đối ngoại, đều đã được xử lý kịp thời. 

“Vụ Tổ chức cán bộ đã thụ lý, kiến nghị xem xét xử lý kỷ luật gần 30 trường hợp với hình thức khiển trách, cảnh cáo, hoặc buộc thôi việc, nhưng không có trường hợp nào vi phạm Luật PCTN”, ông Phạm Việt Anh khẳng định.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Ngoại giao, công tác PCTN ở nước ta còn nhiều hạn chế như còn xảy ra nhiều vụ án tham nhũng lớn, chậm xử lý hoặc xử lý kéo dài khiến dư luận bức xúc...

Không để “kẽ hở” cho các hành vi sách nhiễu, tham nhũng

Bộ Ngoại giao cho rằng, cần kiểm soát chặt chẽ việc thu, chi ngân sách, khai thác tài nguyên thiên nhiên, việc chi phí hội nghị, lễ hội, đi nước ngoài; đẩy mạnh cải cách hành chính, kiên quyết loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà đang là kẽ hở cho các hành vi sách nhiễu, tham nhũng. 

Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn lưu ý, phải hoàn thiện pháp luật về tố tụng để nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bao gồm cả tài sản của pháp nhân, trên cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này…

Dưới góc độ của công tác cán bộ, ông Phạm Việt Anh cho rằng, vấn đề then chốt vẫn là con người vì chính cán bộ là người soạn thảo, đề ra các quy định, quy trình. Do đó cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực công tác, thực hiện tốt công tác cán bộ từ khâu quy hoạch, sử dụng cán bộ đúng vị trí. 

Cùng với đó, nghiên cứu để xác định lại đối tượng phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhập sát với thực tế hơn. “Cán bộ công chức, viên chức Bộ Ngoại giao hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chính trị đối ngoại, tại một số đơn vị hầu như không có môi trường để thực hiện hành vi tham nhũng. Để tiết kiệm thời gian và vật chất, đề nghị không quy định quá nhiều đối tượng, dễ gây tâm lý cho rằng việc kê khai tràn lan, mang tính hình thức”, ông Phạm Việt Anh nói.

Tham nhũng xu hướng tinh vi hơn, khó phát hiện hơn Đánh giá cao Bộ Ngoại giao tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN đúng tiến độ, dự thảo báo cáo tổng kết đã bám sát nội dung chỉ đạo, hướng dẫn và yêu cầu của Ban chỉ đạo Tổng kết, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh nhận định, “chúng tôi tin rằng, Luật PCTN đã triển khai hiệu quả tại Bộ Ngoại giao”. Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh nhận định, Bộ Ngoại giao đã xác định nhất quán công tác PCTN là nhiệm vụ mang tính cấp bách, lâu dài có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Theo Phó Tổng Thanh tra, qua 10 năm thực hiện Luật, công tác PCTN đã đạt được những kết quả quan trọng, có những chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện, trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã được kiềm chế một bước. Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. “5 năm trở lại đây, tình hình tham nhũng vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp ở nhiều lĩnh vực và có xu hướng tinh vi hơn, khó phát hiện hơn. Thiệt hại do tham nhũng trong vài năm gần đây cũng tăng hơn, gây bức xúc trong dư luận”, Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh và cho rằng, thực trạng đó đặt ra yêu cầu phải tổng kết để chuẩn bị sửa đổi toàn diện Luật PCTN, nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, đề ra những giải pháp mới trong PCTN đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Phó Tổng Thanh tra đề nghị, Bộ Ngoại giao khẩn trương hoàn chỉnh báo cáo chính thức tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN; thực hiện việc tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ tổng kết theo đúng hướng dẫn của Ban chỉ đạo Tổng kết; phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ trong công tác PCTN, đặc biệt là trong việc thực thi Công ước chống tham nhũng mà tới đây là việc đánh giá thực thi Công ước chu trình thứ 2. Đồng thời, có bước chuẩn bị để xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 giai đoạn 2016-2020, gắn với chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ mới; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác PCTN trong phạm vi quản lý, chấn chỉnh ngay những hạn chế, yếu kém đã được phát hiện qua hoạt động tổng kết lần này, nhất là những vấn đề được xác định do nguyên nhân chủ quan trong tổ chức thực hiện.


Bài, ảnh: Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

Thu Huyền

21:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm