Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 06/07/2013 - 10:21
(Thanh tra) - Ngày 5/7, Viện Khoa học Thanh tra phối hợp với Viện KAS tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bằng phương thức giải quyết khiếu nại hành chính”.
Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào (ngồi giữa) chủ trì hội thảo. Ảnh: Thảo Nguyên
Luật quy định giải quyết khiếu nại còn mâu thuẫn, chồng chéo
Quyền khiếu nại hành chính của công dân là nhu cầu và khả năng của công dân được Nhà nước bảo đảm để phản ứng lại quyết định hành chính, hành vi hành chính được ban hành hoặc thực hiện trong quá trình thực thi quyền hành pháp khi công dân cho rằng quyết định, hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nếu như quyền khiếu nại là phương thức để công dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì giải quyết khiếu nại chính là phương thức quan trọng để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thông qua việc xem xét tính hợp pháp, hợp lý của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Trong các công ước quốc tế và quyền con người cũng như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, có 2 hình thức để công dân thực hiện quyền khiếu nại hành chính là khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính. Các phương thức này được quy định trong hệ thống pháp luật và đi liền với nó là các thủ tục pháp lý tương ứng để giải quyết khiếu nại.
Theo Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào, ở Việt Nam, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo, các cơ quan hành chính nhà nước đã có những cố gắng đáng kể trong việc tổ chức thực hiện. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua đã tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn là vấn đề bức xúc. Mỗi năm có hàng trăm nghìn vụ khiếu nại, tố cáo ở tất cả các địa phương trên cả nước, đặc biệt là những thành phố lớn. Nội dung khiếu nại, tố cáo phần lớn liên quan đến đất đai, nhất là đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, đô thị. Khiếu nại đông người cũng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào cho rằng, một trong những nguyên nhân là do cơ chế, chính sách chưa phù hợp với thực tiễn. Một số văn bản pháp luật hiện hành có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nhất là trong lĩnh vực đất đai… còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa tạo được thống nhất trong các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, công tác quản lý yếu kém, tiêu cực, tham nhũng.
Ông Nguyễn Tuấn Khanh- Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra cho rằng, cần thiết lập thủ tục hành chính đơn giản; phân loại các khiếu nại hành chính đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các lĩnh vực khác nhau để xác định thời hạn thụ lý và giải quyết phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng lĩnh vực; bảo đảm sự thông suốt giữa công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư với hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính.
“Về lâu dài, nên bỏ quy định việc giải quyết khiếu nại lần hai. Nếu công dân không đồng ý với việc giải quyết của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì có quyền khởi kiện ra tòa án theo thủ tục tư pháp để được bảo vệ”, ông Khanh đề xuất.
Cũng theo ông Khanh, với kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới trong việc tạo lập các thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính nhanh mà vẫn bảo đảm được tính độc lập, chuyên sâu và xuất phát từ những yêu cầu đang đặt ra ở Việt Nam, việc thành lập tài phán hành chính trong một số lĩnh vực quản lý như đất đai, nhà ở là rất cần thiết.
Việc giải quyết khiếu nại hành chính lần hai, mặc dù có thể được thủ trưởng cơ quan hành chính tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn, nhưng vẫn do thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước quyết định nên không tránh khỏi sự thiếu khách quan.
Đồng ý kiến, GS Phạm Hồng Thái đặt vấn đề, cơ quan hành chính ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị dân khiếu nại lại do chính cơ quan hành chính giải quyết, quy định chưa chắc hay. Phải chăng nên có một cơ quan độc lập tương đối để giải quyết khiếu nại hành chính.
Theo GS Phạm Hồng Thái, bảo vệ quyền lợp hợp pháp của người dân bằng con đường hành chính rất quan trọng và có nhiều ưu thế mà quan tòa không thể nào làm được. “Nếu nền hành chính không bảo đảm được quyền của người dân thì không có thiết chế nào có thể bảo vệ được quyền lợi của người dân”.
GS Phạm Hồng Thái nêu rõ, một quyết định hành chính sai không phải lỗi của một cá nhân mà là của cả nền hành chính. Cho nên khi nền hành chính hoạt động mà mang lại rủi ro đến cho người dân thì phải có khoản ngân sách dự phòng để bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, phải đi tìm nguyên nhân trong lòng của xã hội xem luật hiện hành có phù hợp với thực tiễn thì mới có thể tìm ra phương thức giải quyết khiếu nại hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình