Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 10/04/2025 - 21:26
(Thanh tra) - Là tên đề tài khoa học cấp bộ do TS Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) làm chủ nhiệm được Hội đồng tuyển chọn đề tài khoa học Thanh tra Chính phủ phê duyệt nghiên cứu trong năm 2025 - 2026.
TS Phạm Thị Huệ, chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ "Áp dụng pháp luật nhằm xác định dấu hiệu tội phạm qua hoạt động thanh tra". Ảnh: TH
Theo TS Phạm Thị Huệ, những năm gần đây, thực tế trong hoạt động thanh tra, việc phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm ngày càng tăng cả về số lượng vụ việc; chất lượng hiệu quả thanh tra cũng từng bước được nâng lên ở khía cạnh phát hiện kịp thời, góp phần xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm, phạm tội hình sự.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xác định dấu hiệu tội phạm qua hoạt động thanh tra vẫn còn những hạn chế làm giảm hiệu quả phát hiện, xử lý tội phạm nói chung và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra.
Đơn cử như một số vụ việc cơ quan thanh tra mới chỉ phát hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu để xác định được các yếu tố cấu thành tội phạm, nhất là đối với các hành vi vụ lợi, đưa và nhận hối lộ hay chưa xác định chính xác hậu quả, thiệt hại xảy ra hoặc những việc nhận định, đánh giá các sai phạm là vi phạm pháp luật hay dấu hiệu tội phạm của cơ quan thanh tra còn hạn chế; việc xác định và kiến nghị xử lý vi phạm từ hoạt động thanh tra còn có trường hợp chưa đúng với bản chất vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra…
Với mục tiêu là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật nhằm xác định dấu hiệu tội phạm qua hoạt động thanh tra, đề tài dự kiến nghiên cứu 3 nội dung chính: Những vấn đề chung về áp dụng pháp luật nhằm xác định dấu hiệu tội phạm qua hoạt động thanh tra; Thực trạng áp dụng pháp luật nhằm xác định dấu hiệu tội phạm qua hoạt động thanh tra; Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nhằm xác định dấu hiệu tội phạm qua hoạt động thanh tra.
Cho ý kiến vào nội dung đề tài, TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục IV, Thanh tra Chính phủ cho rằng, chủ nhiệm đề tài chuẩn bị chu đáo, các nội dung đưa ra đảm bảo sự logic.
TS Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, phạm vi nghiên cứu của đề tài từ năm 2018, từ khi Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Cơ quan thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện qua hoạt động thanh tra (Thông tư 03/2018/03/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP-TTCP) có hiệu lực là phù hợp, tuy nhiên, phạm vi về đối tượng, nội dung áp dụng cần được mở rộng hơn. Đề tài cần có đánh giá thêm nhận định hạn chế và cân nhắc một số nhận định trong phần tính cấp thiết…
Theo TS Nguyễn Huy Hoàng - Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, về cơ bản, nội dung thuyết minh giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài cần lượng hóa được đối tượng, không gian, thời gian nghiên cứu. Về đối tượng áp dụng cần khuôn lại ở một số đối tượng nhất định, cân nhắc phạm vi Thanh tra Chính phủ, thanh tra địa phương, bộ ngành.
Về nội dung nghiên cứu, theo TS Hoàng, ở nội dung 1 cần có sự so sánh giữa tội phạm và vi phạm pháp luật trong phần những vấn đề chung; bổ sung thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể khi thực hiện áp dụng pháp luật nhằm xác định dấu hiệu tội phạm qua hoạt động thanh tra; bốn yếu tố cấu thành tội phạm cần được soi qua hoạt động thanh tra; phần quan điểm, giải pháp cần đưa ra được bộ công cụ để người làm công tác thanh tra căn cứ vào dấu hiệu đó để chuyển sang cơ quan điều tra.
Còn TS Tạ Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT cho rằng, phạm vi nghiên cứu đề tài lấy mốc thời gian từ 2018 khi Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP-TTCP có hiệu lực, đây là mốc thời gian để đánh giá hiệu quả, trong khi đó, đề tài cần có đánh giá thực tiễn để áp dụng pháp luật nhằm xác định dấu hiệu tội phạm qua hoạt động thanh tra.
Về nội dung nghiên cứu, theo TS Thủy ở nội dung 1, cần có so sánh áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh tra với áp dụng pháp luật trong hoạt động tư pháp; trách nhiệm, phương thức áp dụng pháp luật; ở nội dung 2, đề tài cần bổ sung mục quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, từ đó thấy được việc cần chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra…
TS Lê Tiến Hào, nguyên Phó Tổng Thanh tra, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn đề tài nhấn mạnh, đây là vấn đề không mới nhưng là vấn đề tồn tại từ lâu chưa được giải quyết, tuy nhiên, đây là vấn đề khó khi triển khai nghiên cứu.
Về mốc thời gian nghiên cứu từ 2018, khi thực hiện Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP-TTCP, Chủ tịch Hội đồng đặt câu hỏi, đề tài nghiên cứu áp dụng cho cơ quan thanh tra hay áp dụng cho cơ quan có liên quan? Nếu áp dung cho các cơ quan liên quan thì có thể nghiên cứu thêm một số đơn vị cấp tỉnh.
Về nội dung nghiên cứu, theo ông Hào nội dung 1, đề tài cần bổ sung thẩm quyền, phương pháp áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh tra; bổ sung yếu tố ảnh hưởng và yêu cầu đổi mới tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra trong bối cảnh hiện nay đối với việc áp dụng pháp luật nhằm xác định dấu hiệu tội phạm qua hoạt động thanh tra.
Nội dung 2, đánh giá thực tiễn rộng hơn, bám sát phạm vi nghiên cứu; nội dung 3, quan điểm, giải pháp cần cụ thể hơn, đề xuất quan điểm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nhằm xác định dấu hiệu tội phạm qua hoạt động thanh tra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong quý 1 năm 2025, tỉnh Nam Định đã triển khai 54 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 257 cơ quan, đơn vị, cá nhân. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm và kiến nghị thu hồi vào ngân sách Nhà nước số tiền hơn 835 triệu đồng.
Trung Hà
(Thanh tra) - Ngay từ đầu năm 2025, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2025 theo định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo hoạt động thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo. Đồng thời, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình, yêu cầu công tác quản lý chung của địa phương.
Cảnh Nhật
Hải Hà
Hà Anh
Minh Nghĩa
Hoàng Hiệp – Lê Linh
Trung tướng, PGS.TS Đồng Đại Lộc
Hưng Thanh
Trọng Tài
Giang Sơn
Trung Hà
Cảnh Nhật
Hải Hà
Trung Hà