Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng cơ sở dữ liệu và thư viện số ngành Thanh tra

Thái Hải

Thứ sáu, 14/10/2022 - 16:24

(Thanh tra) -  Xây dựng thư viện số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của các thư viện trên thế giới. Ở Việt Nam, các thư viện đều đã có ứng dụng công nghệ vào hoạt động thư viện, tùy vào chức năng, nhiệm vụ, quy mô, định hướng phát triển… Thư viện Thanh tra Chính phủ là thư viện chuyên ngành, cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó.

Bà Phạm Thị Thanh Minh trình bày nội dung thuyết minh đề tài. Ảnh : TH

Bà Phạm Thị Thanh Minh, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra cho biết, hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện mới dừng lại ở mức độ nhất định trong tiến trình xây dựng thư viện số.

Để phát triển thư viện số, thì thư viện cần có nguồn tài nguyên thông tin số, để có nguồn tài nguyên thông tin số thì cần nhiều yếu tố liên quan đến trang thiết bị, kỹ thuật, xử lý nghiệp vụ, vấn đề lưu trữ, khai thác dữ liệu… Đây là những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thư viện số ngành Thanh tra.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thư viện chuyên ngành Thanh tra là việc tập hợp các thông tin chuyên ngành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các tài liệu có liên quan dưới dạng số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh… có tổ chức, được lưu trữ và truy cập thông qua thiết bị điện tử có kết nối internet, đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng của người dùng tin.

Xây dựng thư viện số ngành Thanh tra là việc xây dựng thư viện hoặc một bộ phận thư viện có nguồn tài nguyên thông tin chuyên ngành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các tài liệu có liên quan, được xử lý, lưu giữ dưới dạng số mà người sử dụng thư viện truy cập, khai thác thông tin qua thiết bị điện tử và không gian mạng internet.

Cho rằng, việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thư viện số ngành Thanh tra là cần thiết, bà Minh cho biết, hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị xây dựng thư viện số mang tính đơn lẻ, chủ yếu phục vụ cho cơ quan, đơn vị mình mà chưa tạo hệ thống liên thông, sử dụng chung dữ liệu thư viện số…

Mặt khác, việc phát triển thư viện số, chuyển đổi số, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thư viện đã được quy định ở một số văn bản pháp luật như Luật Thư viện 2019; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030; Quyết định 302/QĐ-TTCP ngày 11/8/2022 về việc thành lập mạng lưới chuyển đổi số của Thanh tra Chính phủ… Tuy nhiên, nhiều quy định mang tính chất quy định chung mà chưa có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về nội dung, phương thức, tiêu chuẩn… nhằm đảm bảo sự thực hiện đồng bộ, thống nhất trên thực tiễn, dẫn đến việc thực hiện các quy định này chưa thống nhất và chưa tạo sự chuyển biến rõ nét.

Về mặt thực tiễn, việc xây dựng thư viện số ngành Thanh tra sẽ xây dựng cho ngành Thanh tra hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành có tổ chức, được lưu trữ, bảo quản lâu dài và đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu số của công chức, viên chức ngành Thanh tra.

Xây dựng cơ sở dữ liệu số chuyên ngành Thanh tra nhằm đáp ứng xu thế phát triển chung: Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và đã mang lại hiệu quả cao, việc xây dựng cơ sở dữ liệu số, cơ sở dữ liệu toàn văn trong lĩnh vực thư viện cũng là một đòi hỏi phát triển tất yếu trong sự phát triển chung của thư viện.

Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu và thư viện số ngành Thanh tra là cần thiết nhằm tạo hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành, giúp việc lưu trữ và bảo quản lâu dài, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành Thanh tra và nhu cầu sử dụng của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành.

Thực tiễn Thư viện Thanh tra Chính phủ chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu chuyên ngành mang tính hệ thống.

Thư viện của Thanh tra Chính phủ mới xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục phục vụ tra cứu, tìm kiếm tài liệu, mà chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu toàn văn chuyên ngành thanh tra phục vụ việc khai thác và sử dụng của người sử dụng. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu toàn văn chuyên ngành mới là vấn đề cốt lõi của việc chuyển đổi số, xây dựng thư viện số ngành Thanh tra. Thư viện của Thanh tra Chính phủ chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Thực tiễn nhu cầu sử dụng và khai thác tài liệu số của công chức, viên chức thanh tra tương đối nhiều: Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và qua thực tiễn hoạt động, người sử dụng thư viện là công chức, viên chức ngành Thanh tra và đối tượng bạn đọc là nghiên cứu sinh có nhu cầu sử dụng cơ sở dữ liệu số, cơ sở dữ liệu toàn văn về chuyên ngành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.

Tuy nhiên, thư viện mới chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ sở dữ liệu dạng thư mục và tài liệu ở dạng sách mà chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng tài liệu số của cán bộ, công chức, viên chức và bạn đọc trong và ngoài ngành Thanh tra, do đó, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của của cán bộ công chức, viên chức trong và ngoài Ngành, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số ngành Thanh tra là cần thiết…

Chính vì những lý do đó, bà Phạm Thị Thanh Minh đã đăng ký nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Xây dựng cơ sở dữ liệu và thư viện số ngành Thanh tra" và được Hội đồng Thuyết minh thống nhất phê duyệt nghiên cứu.

Tại hội nghị phê duyệt nghiên cứu, các thành viên đánh giá thuyết minh được chuẩn bị nghiêm túc, đúng thể thức và đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, không có sai sót về kỹ thuật, đạt yêu cầu của một đề tài khoa học cấp cơ sở.

Tuy nhiên, thuyết minh đề tài cần làm rõ hơn nữa mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. Cụ thể là: Đối với nội dung dự kiến nghiên cứu về một số vấn đề chung cần làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, trách nhiệm thẩm quyền liên quan đến thư viện số ngành Thanh tra, nội dung cơ sở dữ liệu.

Trong phần nội dung nghiên cứu về thực trạng, cần tập trung làm rõ khả năng dữ liệu hiện có, dữ liệu có thể khai thác được, nhân lực, tài chính; khả năng xây dựng thư viện số; đánh giá nhu cầu của đội ngũ cán bộ công chức ngành Thanh tra, phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành, liên kết với các cơ sở nghiên cứu đạo tạo.

Trong phần nội dung về đề xuất kiến nghị, giải pháp, cần bổ sung thêm một số giải pháp như: Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; giải pháp về tổ chức thực hiện việc xây dựng; giải pháp về quản lý, khai thác, sử dụng; giải pháp về phối hợp, mối quan hệ giữa các cơ quan liên quan; giải pháp về cơ sở vật chất.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm