Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 14/02/2023 - 21:20
(Thanh tra) - Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay, hoạt động phòng thủ dân sự có phạm vi rất rộng, liên quan nhiều lĩnh vực và khi xảy ra thảm hoạ, sự cố gây ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, cần thiết lập Quỹ Phòng thủ dân sự để có nguồn lực giải quyết những vấn đề cấp thiết.
“Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria lớn như vậy. Nếu không có nguồn lực ngay lúc đầu rất khó để đáp ứng. Ngay cả quốc gia, tổ chức quốc tế viện trợ cũng phải mất một thời gian chứ không thể có được ngay”, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn chứng
Chiều ngày 14/2, tiếp tục chương trình phiên họp 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau trong Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, trong đó có việc quy định Quỹ Phòng thủ dân sự hay không?
Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho hay, vấn đề về Quỹ Phòng thủ dân sư có 2 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất đề nghị có Quỹ Phòng thủ dân sự như Chính phủ trình để chủ động trong nguồn lực ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh…
Ngược lại, là loại ý kiến thứ 2 đề nghị bỏ quy định về Quỹ Phòng thủ dân sự. Bởi nhiệm vụ chi của quỹ này có thể trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách; hiệu quả không cao vì khi xảy ra thiên tai sẽ cần kinh phí rất lớn, nên nếu để số dư ở mức nhỏ sẽ không đáp ứng được yêu cầu, nếu dư quỹ lớn sẽ lãng phí vì không thường xuyên sử dụng…
Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội và các cơ quan có liên quan, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị không quy định Quỹ Phòng thủ dân sự mà thiết kế phương án linh hoạt hơn về việc hình thành quỹ trong trường hợp thật sự cần thiết.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh xây dựng 2 phương án xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong đó, phương án 1 là giữ quy định về Quỹ Phòng thủ dân sự như dự thảo Chính phủ trình.
Phương án 2 sửa sửa điểm b khoản 2 Điều 43 (Tài chính, lực lượng, phương tiện, dự trữ cho phòng thủ dân sự) thành: “Trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quỹ theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố”.
“Việc chỉnh sửa này xuất phát từ kinh nghiệm của việc thành lập Quỹ Vaccine thời gian qua, thể hiện sự linh hoạt trong huy động kịp thời nguồn lực cho các tình huống đặc biệt cấp bách”, ông Tới nói.
Nêu ý kiến sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành phương án 2. Theo ông, phương án như Chính phủ trình sẽ không phù hợp với luật ngân sách, bởi hằng năm ngân sách thường xuyên đã bố trí bố gồm cả nguồn dự toán ngân sách và nguồn dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ chi cho phòng chống thiên tai, dịch bệnh….
Nhiệm vụ chi của Quỹ Phòng thủ dân sự trong một số trường hợp có thể trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước. “Hai quỹ không thể trùng một nội dung chi”, ông Tùng nhấn mạnh.
Trong khi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh thấy cần lập Quỹ Phòng thủ dân sự và cho rằng nguồn vốn căn bản cho quỹ này cần ưu tiên trong 10% ngân sách dự phòng của các địa phương. Nếu được thì nên luật hóa quy định này trong dự thảo.
Báo cáo giải trình tại phiên họp, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng 2 phương án đưa ra thực ra là việc lập quỹ trước hay sau khi xuất hiện thảm họa, sự cố.
Nhấn mạnh việc thành lập quỹ là cần thiết, theo ông Cương, hoạt động phòng thủ dân sự có phạm vi rất rộng, liên quan nhiều lĩnh vực và khi xảy ra thảm hoạ, sự cố gây ảnh hưởng rất lớn.
Vì vậy, nếu có một nguồn lực trong tay, khi thảm họa, sự cố xảy ra sẽ có ngay điều kiện để sử dụng, giải quyết những vấn đề cấp thiết.
“Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria lớn như vậy. Nếu không có nguồn lực ngay lúc đầu rất khó để đáp ứng. Ngay cả quốc gia, tổ chức quốc tế viện trợ cũng phải mất một thời gian chứ không thể có được ngay”, ông Cương dẫn chứng.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu thêm, để tích hợp thêm nội dung của phương án 2 vào phương án 1 để linh hoạt thực hiện. Còn việc sử dụng thế nào để quỹ này bảo đảm minh bạch, không trùng lắp với quỹ khác thì cần xây dựng quy chế.
Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ việc quỹ có trước hay có sau thì tiếp tục xin ý kiến. Ông nói tinh thần là thành lập nhưng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và sử dụng có hiệu quả.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024(Thanh tra) - Đề tài cấp bộ “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” do ThS Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ nghiệm thu với kết quả xuất sắc vào ngày 22/11.
Trần Quý
13:17 22/11/2024Hải Hà
16:27 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân