Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 08/11/2024 - 17:23
(Thanh tra) - Ngày 8/11, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) tổ chức Hội nghị tự đánh giá đề tài khoa học cấp bộ “Việc thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính Nhà nước và các công cụ bảo đảm thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” do ThS Phạm Thị Thu Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra làm Chủ nhiệm.
ThS Phạm Thị Thu Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Các hình thức để cán bộ, công chức chịu trách nhiệm thiếu mạnh mẽ
Trình bày kết quả nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài cho biết, để làm sáng tỏ cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn để đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình (TNGT) của cơ quan hành chính Nhà nước (HCNN) nhằm phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực, đề tài được nghiên cứu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện TNGT và công cụ bảo đảm cho việc thực hiện TNGT của cơ quan HCNN nhằm PCTN, tiêu cực;
Chương 2: Thực trạng thực hiện TNGT và công cụ bảo đảm thực hiện TNGT của cơ quan HCNN nhằm PCTN, tiêu cực;
Chương 3: Quan điểm, giải pháp cho việc thực hiện và hoàn thiện công cụ bảo đảm thực hiện TNGT nhằm PCTN, tiêu cực.
Theo chủ nhiệm đề tài, nền công vụ của mỗi quốc gia đều có những giá trị cốt lõi, đó là những yếu tố mang tính chất quy tắc nền tảng, lâu dài giúp định hướng quá trình hoạt động của nền công vụ một cách thống nhất để đạt mục tiêu, là yếu tố mà nền công vụ luôn đề cao và đảm bảo trong mọi hoạt động. TNGT là một trong các số các giá trị cơ bản mà hầu hết các nền công vụ trên thế giới đều hướng đến để xây dựng và phát triển.
Ở nước ta, TNGT đòi hỏi cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức phải có trách nhiệm đối với hoạt động của mình, bao gồm cả việc công bố, cung cấp, giải thích các thông tin về hoạt động và chịu trách nhiệm đối với nó (trong đó có cả hình phạt khi để xảy ra hậu quả xấu).
“TNGT không chỉ được thực hiện một cách thụ động khi có yêu cầu, mà còn có thể được thực hiện ngay cả khi không có yêu cầu nhưng chủ thể có thẩm quyền thấy đó là việc làm cần thiết để tìm được sự ủng hộ, chia sẻ hay đồng thuận về những vấn đề đã hoặc sẽ được thực hiện thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, tạo cơ sở cho việc bảo đảm tính khả thi của các chính sách, quyết định hay hoạt động trên thực tế”, chủ nhiệm nhấn mạnh.
Hiện nay, việc thực hiện TNGT mặc dù đã có những tiến bộ nhất định nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Việc giải trình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, họp báo nhiều khi còn hình thức.
Thực tiễn tổng kết việc thực hiện Luật PCTN cho thấy, việc yêu cầu và thực hiện giải trình không nhiều. Tính đến năm 2016, các cơ quan Nhà nước chỉ tiếp nhận và thực hiện giải trình 17/17 yêu cầu của người dân.
Các hình thức để cán bộ, công chức chịu trách nhiệm còn thiếu mạnh mẽ, Việt Nam mới chỉ áp dụng hình thức lấy phiếu tín nhiệm (đánh giá mức độ tín nhiệm để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ) đối với các chức danh trong Chính phủ mà chưa áp dụng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm (thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm).
Cùng với đó, việc lấy phiếu tín nhiệm còn nể nang, hình thức, ít tác dụng trong việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của cán bộ; hầu hết việc vi phạm quy định về công khai, minh bạch, TNGT ít được xử lý nghiêm, chưa thực hiện văn hóa từ chức đối với lãnh đạo không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Công cụ bảo đảm cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình chưa hoàn thiện
Theo chủ nhiệm đề tài, một trong những lí do quan trọng dẫn tới những hạn chế này là các công cụ bảo đảm cho việc thực hiện TNGT như: Công cụ pháp lý, công cụ tổ chức, con người, công cụ tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ còn chưa hoàn thiện.
Về công cụ pháp lý, Luật PCTN năm 2005 và Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013 của Chính phủ là những văn bản đầu tiên ghi nhận về thuật ngữ TNGT với giải thích về TNGT là việc cơ quan Nhà nước/tổ chức/đơn vị/cá nhân cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao/quyết định, hành vi của mình và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.
Tuy nhiên, việc giải thích thuật ngữ này mới đây chỉ bước đầu nhấn mạnh đến khía cạnh thế nào là giải trình, chưa thực sự làm rõ khía cạnh trách nhiệm. Vấn đề giải trình theo yêu cầu của người dân đã bước đầu được đề cập trong một số văn bản khác như quy định về việc các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính.
Luật và Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN 2018 cũng quy định bước đầu về nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện TNGT của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền nhưng chủ yếu là về việc giải trình trước xã hội khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoặc khi báo chí đăng tải thông tin, yêu cầu trả lời.
Các quy định về việc giải trình chủ động bước đầu được quy định rải rác trong một số văn bản như Hiến pháp 2013; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, quy định người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường của Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Tuy nhiên, thiếu quy định về chế tài bảo đảm cho việc thực hiện.
Công cụ tổ chức, con người bao gồm trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân còn chưa đầy đủ, rõ ràng, năng lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Công cụ về tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ cũng chưa đầy đủ, hoàn thiện để bảo đảm vững chắc cho việc thực hiện TNGT cả chủ động và theo yêu cầu.
Công cụ về thông tin, truyền thông như việc tiếp cận thông tin của người dân, sự phát triển của các phương tiện thông tin, truyền thông cũng còn một số khó khăn, hạn chế. Các công cụ bảo đảm cho việc thực hiện TNGT này hiện nay cũng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ…
“Việc nghiên cứu sâu về thực trạng thực hiện TNGT và công cụ bảo đảm cho việc thực hiện TNGT ở Việt Nam hiện nay là cần thiết, qua đó đánh giá tổng thể các hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân đặt ra để tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công cụ, bảo đảm thực hiện TNGT ở Việt Nam thời gian tới", chủ nhiệm đề tài cho biết.
Trên cơ sở báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, Hội đồng tự đánh giá cho rằng, nội dung đề tài có tính cấp thiết; thông tin tư liệu đã được cập nhật khá đầy đủ và có tính xác thực; đề tài cũng đã làm rõ được những vấn đề lý luận và thực trạng của TNGT của cơ quan HCNN và các công cụ bảo đảm thực hiện PCTN, tiêu cực và có giá trị ứng dụng cao.
Hội đồng tự đánh giá đề nghị chủ nhiệm đề tài bổ sung thêm đặc trưng TNGT của cơ quan HCNN; bổ sung thêm phần ưu điểm về TNGT là ngày càng được Quốc hội, Chính phủ quan tâm; phần giải pháp cần bổ sung cơ chế giám sát để cơ quan giải trình báo cáo lại kết quả thực hiện…
Với những kết quả đạt được, Hội đồng tự đánh giá thống nhất đề tài được thông qua, Ban Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu tiếp thu những ý kiến góp ý của Hội đồng để hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa ra nghiệm thu chính thức.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật.
Hải Hà
16:27 20/11/2024(Thanh tra) - Đó là phát biểu của Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Học viên Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, khi bàn về Luật Giáo dục, nhân ngày 20/11- Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Thúy Hằng
14:06 20/11/2024Kim Thành
22:23 19/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên