Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 23/03/2018 - 14:21
(Thanh tra)- Sau hơn 3 năm Luật Tiếp công dân có hiệu lực, nhiều kết quả đáng ghi nhận được Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra tại Báo cáo tổng kết 3 năm thi hành Luật Tiếp công dân.
Toàn cảnh hội nghị tổng kết Luật Tiếp công dân
Coi tiếp công dân, giải quyết KN,TC là nhiệm vụ trọng tâm
Theo đánh giá của TTCP, triển khai thực hiện Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, thủ trưởng các cơ quan hành chính, nhất là cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan trực tiếp tiếp xúc giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của các ban tiếp công dân, đơn vị tiếp công dân chuyên trách ở bộ, ngành, địa phương.
Mặt khác, tăng cường cải cách hành chính, đồng thời hoạt động tiếp công dân gắn với giải quyết KN,TC tồn đọng, kéo dài, giải quyết tận gốc những mâu thuẫn, điểm nóng kiếu kiện phát sinh từ cơ sở; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước nói riêng và các cơ quan trong hệ thống chính trị nói chung, tạo được sự thống nhất trong nhận thức và hành động khi giải quyết công việc của người dân.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về tiếp công dân và triển khai thực hiện trong thực tiễn đã thể chế hóa và thực hiện các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân; tạo lập cơ sở pháp lý và thực tiễn trong việc đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của công dân.
Tiếp hơn 1 triệu lượt công dân
Trong 3 năm qua tính từ 1/7/2014 đến 1/7/2017, tình hình KN,TC, kiến nghị có xu hướng giảm. Tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp và gay gắt ở một số bộ, ngành, địa phương, nhất là những thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng như Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2017. Các vụ việc KN,TC phức tạp đông người chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai, trong đó có những vụ việc được nhiều cơ quan giải quyết nhưng công dân không đồng ý và tiếp tục KN với thái độ bức xúc.
Đáng chú ý, đoàn công dân khiếu kiện đông người có sự liên kết với nhau, tổ chức chặt chẽ và được sự ủng hộ lương thực, tiền của một số tổ chức tại Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung và miền Nam; có nhiều đoàn đông người xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích sau đó chuyển sang TC người giải quyết.
Tình trạng công dân chây ì tại một số địa phương và các đoàn đông người, có đoàn lên đến hàng trăm người có mặt tai Thủ đô, tuần hành trên đường phố, thường xuyên tập trung tại các khu vực trung tâm TP, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước căng băng rôn, khẩu hiệu biểu ngữ nhằm gây áp lực với các cơ quan TƯ yêu cầu giải quyết gây mất an ninh, trật tự...
Đặc biệt, tình trạng công dân khiếu kiện tại Trụ sở Tiếp công dân TƯ có thái độ quá khích, bức xúc gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Các công dân thường xuyên vi phạm nội quy Trụ sở; đã xảy ra nhiều vụ việc công dân xô xát và đánh, đe dọa cán bộ tiếp dân. Khi được lực lượng chức năng nhắc nhở, tuyên truyền vận động thì có thái độ bức xúc, thậm chí có hành vi chống đối, tấn công lực lượng bảo vệ.
Theo báo cáo, trong 3 năm qua, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp 1.146.409 lượt công dân đến KN,TC, phản ánh với 13.453 đoàn đông người. Các tỉnh, TP có nhiều lượt đoàn công dân thường xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân TƯ là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Hưng Yên. Riêng trong thời gian diễn ra Đại hội lần thứ XII của Đảng, Trụ sở đã tiếp 1.585 lượt công dân đến trình bày 436 vụ việc. Tiếp nhận 738.845 đơn thư các loại, trong đó có 244.568 đơn KN,TC với 108.692 vụ việc KN,TC thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước.
Vai trò của Ban Tiếp công dân TƯ chưa tương xứng
Sau hơn 3 năm thi hành Luật vẫn bộc lộ nhiều hạn chế mà theo TTCP đó là: Vị trí vai trò của Ban Tiếp công dân TƯ chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, khó khăn trong việc quản lý, điều phối hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư KN,TC...
Ban Tiếp công dân TƯ cấp tỉnh chưa phù hợp, với đặc điểm về quy mô kinh tế và dân số. Có nơi dân số đông việc tiếp và giải quyết KN,TC lớn, nhưng có nơi thì kiến nghị, phản ánh không phức tạp thì Trụ sở tiếp dân ở cấp tỉnh là không cần thiết và lãng phí nguồn lực.
Tại Ban Tiếp công dân cấp huyện chỉ có trưởng ban và công chức làm nhiệm vụ tiếp dân mà không có phó ban nên trong thực tiễn công tác tiếp dân còn gặp những khó khăn nhất định khi trưởng ban đi vắng.
Đặc biệt là Luật Tiếp công dân không quy định về mối quan hệ giữa Ban Tiếp công dân TƯ với Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, tỉnh với huyện. nên sẽ khó khăn, vướng mắc giữa các cơ quan này trong việc hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng báo cáo, nắm bắt thông tin, đôn đốc, kiểm tra hoạt động tiếp dân.
Việc bố trí công chức làm công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vẫn còn tình trạng không có công dân đến bộ phận tiếp dân nhưng đơn vị vẫn phải bố trí công chức thường trực tiếp công dân, trong khi các bộ phận chuyên môn thiếu người...
TTCP kiến nghị, tiếp tục quán triệt và triển khai nghiêm túc Chỉ thị 35; Chỉ thị số 14; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của chính quyền, giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Người có thẩm quyền, trách nhiệm phải nắm chắc tình hình, chủ động tiếp công dân, giải quyết kịp thời đúng pháp luật các vụ KN,TC
Tổ chức công tác tiếp dân, triển khai nghiêm túc chế độ tiếp công dân định kỳ, thường xuyên và đột xuất theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải bố trí thời gian tiếp công dân, trực tiếp gặp và đối thoại với công dân kịp thời, giải quyết đúng chính sách, pháp luật các vụ việc KN,TC. UBND các cấp chủ động rà soát, nắm bắt tình hình kịp thời, phát hiện và có xử lý các trường hợp KN đông người, vượt cấp ngay tại cơ sở. Khi công dân tập trung KN,TC đông người ở cơ quan TƯ, chủ tịch UBND các tỉnh, TP có người KN, TC phải phân công lãnh đạo và công chức có thẩm quyền phối hợp với Ban Tiếp công dân TƯ, Bộ Công an và cơ quan chức năng bàn biện pháp giải quyết, đưa công dân về địa phương giải quyết...
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền