Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải- Nguyễn Nhuần
Thứ năm, 13/10/2022 - 16:46
(Thanh tra)- Ngày 13/10, Trường Cán bộ Thanh tra tổ chức hội thảo đề tài khoa học trọng điểm cấp trường với chủ đề “Xây dựng khung chương trình bồi dưỡng ngắn hạn quản trị nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ”.
Toàn cảnh hội thảo
Tại hội thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra Nguyễn Huy Hoàng cho biết, đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) là loại hình tổ chức do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có chức năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc phục vụ công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
Trong những năm qua, các cấp, ngành đã tích cực triển khai chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL và thu được những kết quả quan trọng. Hệ thống các ĐVSNCL đã hình thành ở hầu hết các địa bàn, lĩnh vực; mạng lưới cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trải rộng đến tận khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo trong cả nước.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự đều nhấn mạnh việc nghiên cứu và xây dựng khung chương trình bồi dưỡng ngắn hạn quản trị nội bộ ĐVSNCL trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ là hết sức cần thiết trong gia đoạn hiện nay.
Bên cạnh những thuận lợi mà cơ chế tự chủ mang lại, các đại biểu chỉ ra những hạn chế của việc thực hiện cơ chế tự chủ như: Nhiều văn bản pháp luật về tự chủ của ĐVSNCL chậm được ban hành hoặc chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung, còn có các quy định chưa được hướng dẫn rõ ràng. Công tác đổi mới hệ thống tổ chức các ĐVSNCL còn chậm, quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL chủ yếu còn theo đơn vị hành chính, chưa chú trọng quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đặc điểm vùng miền và nhu cầu thực tế.
Hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp còn cồng kềnh, manh mún, phân tán, chồng chéo. Chi tiêu ngân sách nhà nước cho các ĐVSNCL còn quá lớn, một số đơn vị thua lỗ, tiêu cực, lãng phí.
Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan chủ quản trong đảm bảo hoạt động của các ĐVSNCL và trách nhiệm của từng đơn vị không rõ ràng, cụ thể với những nội dung công việc cụ thể để có thể hỗ trợ cho đơn vị sự nghiệp phát huy hết năng lực của mình...
Cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức chưa hợp lý, chất lượng chưa cao, năng suất lao động thấp.
Các đại biểu cũng nhấn mạnh thêm, công tác quản trị nội bộ trong ĐVSNCL bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, các văn bản pháp luật, quy chế, quy định về quản trị nội bộ trong các ĐVSNCL còn thiếu, chưa tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý, điều hành trong nội bộ của các ĐVSNCL; một số đơn vị còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện các quy định về quản trị nội bộ trong các ĐVSNCL.
Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, Anh hùng Lao động, Đại biểu Quốc hội, thực tiễn cũng cho thấy nguồn đề bạt, bổ nhiệm những người làm công tác lãnh đạo, quản lý các ĐVSNCL thông thường là từ những người giỏi về chuyên môn nghiệp vụ như y tế, giáo dục… sau thời gian làm công tác chuyên môn, xây dựng được uy tín thì giao làm công tác quản lý, điều hành. Những người này giỏi về chuyên môn nhưng không có nhiều kinh nghiệm quản lý trong ĐVSNCL nên dẫn đến nhiều lúng túng trong công tác quản trị nội bộ ĐVSNCL…
Bên cạnh đó, công tác quản lý, điều hành của người đứng đầu ĐVSNCL có nơi, có lúc còn độc đoán, chuyên quyền. Công tác quản trị nhân sự trong ĐVSNCL còn chưa phát huy hết hiệu quả trong việc bố trí, sắp xếp nhân sự, thực hiện các chính sách cho người lao động; công tác quản lý, điều hành không thực sự phát huy dân chủ nên dẫn đến phát sinh bức xúc, đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan quản lý cấp trên.
Hoạt động quản lý tài sản công, tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Việc khai thác nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, xác định giá trị tài sản trong ĐVSNCL còn yếu kém. Quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước do các ĐVSNCL quản lý, sử dụng có số lượng và giá trị rất lớn nhưng hiệu suất sử dụng, khai thác chưa tương xứng…
Các công việc liên quan tới đấu thầu mua sắm tài sản công hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ còn lỏng lẻo, không đúng các quy định của pháp luật dẫn tới nhiều sai phạm ở các ĐVSNCL. Đơn cử, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội... mà các cơ quan truyền thông, báo chí đã thông tin, phản ánh thời gian qua.
Đại diện Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng chia sẻ, đang gặp khó khăn trong việc chỉ đạo, lãnh đạo tại đơn vị. Theo người này, một trong những quản trị nội bộ tại ĐVSNCL tốt nhất là tạo ra cơ hội, cơ chế để giữ và thu hút cán bộ nhân viên có trình độ tốt, đảm bảo cạnh tranh với với các đơn vị tư nhân.
Ngoài ra, các đại biểu đã tập trung đánh giá về thực trạng công tác quản lý, điều hành của người đứng đầu ĐVSNCL. Tiếp tục khẳng định vai trò của người lãnh đạo người đứng đầu ĐVSNCL rất quan trọng trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động tại ĐVSNCL..
Cùng với đó, các đại biểu cũng đã thảo luận việc quản trị nguồn nhân lực trong ĐVSNCL; những khó khăn, vướng mắc trong quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay; việc dịch chuyển những người có trình độ chuyên môn cao từ khu vực sự nghiệp công sang khu vực tư; những giải pháp để khắc phục những hạn chế trong quản trị nguồn nhân lực.
Việc quản trị về tài chính, tài sản trong ĐVSNCL, tập trung những khó khăn, vướng mắc trong quản trị về tài chính, tài sản trong ĐVSNCL, đề ra giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc đó. Cần thực hiện phân phối thu nhập trong ĐVSN như thế nào để đảm bảo tính công bằng, phát huy năng lực của từng cá nhân, đóng góp vào kết quả chung của ĐVSNCL…
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo, ông Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra cho biết, đề tài khoa học được nghiên cứu để xây dựng bộ giáo trình tài liệu. Nhà trường mong được các đại biểu tiếp tục quan tâm góp ý để nhà trường hoàn thiện được bộ tài liệu hoàn thiện hiệu quả hơn cả về phương pháp lẫn nội dung. Qua đó, Trường Cán bộ Thanh tra góp phần rất nhỏ bé vào việc nâng cao hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong điều kiện tự chủ theo tinh thần Nghị quyết số 19 của Ban chấp hành Trung ương.
Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra hy vọng qua truyền thông báo chí sẽ truyền tải được thông tin đến các nhà hoạch định chính sách để từng bước giải quyết những vấn đề thuộc về quy chế, nội tại của đơn vị sự nghiệp công lập.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng