Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/09/2016 - 09:16
Một số tội phạm, đặc biệt tội phạm liên quan về chức vụ, tham nhũng, kinh tế…, trước khi bỏ trốn ra nước ngoài đã mang theo khối tài sản rất lớn.
Các cơ quan chức năng làm gì để thu hồi số tài sản “bẩn” này?
Khó chứng minh
Một nguyên cán bộ Interpol VN cho biết những đối tượng này tẩu tán tài sản dưới danh nghĩa lập các công ty, ký các hợp đồng làm ăn với nước ngoài (rửa tiền).
Để chứng minh đòi hỏi quá trình điều tra công phu, phối hợp giữa lực lượng cảnh sát của hai nước. Việc thu hồi tài sản phải căn cứ vào tội danh của đối tượng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan có thẩm quyền hai nước.
Theo thạc sĩ Nguyễn Minh Sơn - Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM, nếu Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can thì có quyền ra quyết định kê biên tài sản.
Với những đối tượng chưa ra quyết định khởi tố, cơ quan chức năng phải chứng minh được những tài sản ở nước ngoài là do phạm tội mà có được. Việc này trên thực tế rất khó để chứng minh.
Theo một chuyên gia mạng, hiện nay với nguồn thông tin đa dạng về dịch vụ hỗ trợ cách chuyển tiền, hướng dẫn đầu tư để xin thẻ định cư, cách bảo mật thông tin... các đối tượng khi có dự tính ra nước ngoài sẽ có chuẩn bị trước.
“Họ tìm cách chuyển tiền bằng việc đầu tư, mua cổ phiếu, đưa con cháu đi du học ở nước dự tính định cư... Khi đó, đối tượng cũng đã có nền tảng, có vỏ bọc nhà đầu tư và được pháp luật bảo vệ tài sản của họ...” - chuyên gia này cho biết.
Không dễ thu hồi
Luật sư Huỳnh Văn Nông cho rằng Luật phòng chống rửa tiền quy định nếu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài từ 1.000 USD trở lên phải báo cáo Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước).
Các khoản ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài khác phải có lý do chính đáng, số lượng tiền chuyển cũng phù hợp với hoàn cảnh điều kiện cụ thể.
“Tuy nhiên, các đối tượng tẩu tán tài sản thường lợi dụng việc mua sắm quốc tế, đầu tư ra nước ngoài để núp bóng chuyển số tiền lớn ra khỏi VN. Các đối tượng thường lập công ty ở các quốc gia, vùng lãnh thổ vốn là thiên đường trốn thuế” - luật sư Nông nói.
Khi đó, các đối tượng tiếp tục sử dụng để đầu tư vào các quốc gia phát triển (Hoa Kỳ, Canada, Đức...) để hưởng quy chế định cư dài hạn và hợp pháp.
Trong một số trường hợp, việc thu hồi tài sản tẩu tán hết sức khó khăn nếu đối tượng bị truy nã và tài sản tẩu tán đang ở một nước mà VN không ký hiệp định tương trợ tư pháp.
Tuy nhiên, nếu có quyết tâm cao thì VN có thể thực hiện dẫn độ và thu hồi tài sản bằng việc truy nã quốc tế. Mặt khác, để thu hồi tài sản tẩu tán do tham nhũng, VN có thể vận dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng năm 2003.
Còn theo luật sư Bùi Quang Nghiêm, pháp luật VN quy định tương đối đầy đủ để điều chỉnh, hạn chế và xử lý những hành vi liên quan đến rửa tiền, quản lý ngoại hối, đầu tư ra nước ngoài...
Nhưng từ thực tế những vụ án hình sự liên quan đến tín dụng ngân hàng, thương mại quốc tế, nếu ai đó có tài sản để ở nước ngoài thì việc tịch thu vô cùng khó khăn, tốn kém chi phí.
Để khắc phục, luật sư Nghiêm cho rằng quan trọng là ở công tác phòng chống, vì nếu để đến khi bị phát giác, bị truy nã... thì rất khó thu hồi.
“Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoạt động theo đúng luật định. Đồng thời, phải thực hiện nghiêm túc việc kê khai và công khai tài sản quan chức để các thiết chế giám sát làm đúng chức năng.
Nếu ai đó kê khai gian dối và không giải trình được nguồn gốc với cơ quan thuế thì phải có chế tài, không loại trừ việc tịch thu sung công quỹ” - luật sư Nghiêm nói.
Rất nhiều ngoại tệ chảy ra nước ngoài Theo các chuyên gia kinh tế, hiện có một cách chuyển tiền chính thức ra nước ngoài mà nhiều người đang sử dụng là lập công ty ở trong nước và câu kết với nhà xuất khẩu ở nước ngoài - thường là công ty liên kết qua việc nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Đơn cử công ty trong nước nhập lô hàng của công ty liên kết ở nước ngoài có trị giá thực chỉ là 100 USD. Nhưng công ty trong nước yêu cầu ngân hàng phát hành tín dụng thư tới 1.000 USD để thanh toán lô hàng. Tình huống này khó ai có thể kiểm soát được vì đơn hàng thanh toán là 1.000 USD mà người mua trả đúng 1.000 USD nên ngân hàng không có lý do gì để từ chối cả. Lợi dụng việc này, nhiều công ty trong nước đã chuyển số lượng rất lớn ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp lệ. Quy định quản lý ngoại hối rất chặt chẽ nhưng vẫn bị những người không trung thực, cố ý gian lận, lách luật để chuyển số lượng lớn ngoại tệ ra nước ngoài./. |
Theo VOV.Vn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh