Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Qua kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ, Hà Nội xử lý 368 tổ chức, cá nhân

Hải Hà

Thứ sáu, 11/10/2024 - 20:37

(Thanh tra) - Sau kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ, Hà Nội đã phát hiện 873 tổ chức, cá nhân có vi phạm và đã xử lý 368 tổ chức, cá nhân.

Tại hội nghị, Thành uỷ Hà Nội cho biết, qua kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ, Hà Nội xử lý 368 tổ chức, cá nhân. Ảnh: Quang Thái

Chiều 11/10, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý III với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến kết nối 601 điểm cầu với hơn 9.000 đại biểu tham dự.

Tăng cường thanh tra công vụ

Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo đã báo cáo kết quả 1 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố.

Theo ông Vũ Đức Bảo, sau 1 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy có nhiều đổi mới, lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những việc lớn, việc khó, phức tạp.

Đáng chú ý, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ được tăng cường, có trọng tâm, trọng điểm.

Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập 5 đoàn kiểm tra trực tiếp đối với 10 tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ thành phố, 14 cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Đồng thời, yêu cầu các quận, huyện, thị ủy và đảng ủy còn lại thực hiện tự kiểm tra và báo cáo kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị.

Cùng với kiểm tra, HĐND thành phố thực hiện 3 cuộc giám sát, tổ chức 1 phiên giải trình; Thường trực HĐND thành phố tổ chức 7 cuộc giám sát, các ban của HĐND thành phố tổ chức 23 cuộc giám sát, khảo sát.

Đối với thanh tra công vụ, UBND thành phố, các sở, ban, ngành đã tổ chức 911 cuộc.

Cấp ủy, ban thường vụ, uỷ ban kiểm tra cấp huyện, cấp xã và tương đương đã thực hiện tổng số 1.520 cuộc kiểm tra, giám sát đối với 3.313 tổ chức, cá nhân…

Sau kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ đã phát hiện 873 tổ chức, cá nhân có vi phạm và đã xử lý 368 tổ chức, cá nhân.

Ông Bảo cho biết, Chỉ thị số 24-CT/TU đã góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ, phát động các phong trào thi đua sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, xây dựng và triển khai nhiều mô hình mới, sáng tạo, hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Bảo cũng thẳng thắn chỉ rõ, việc xây dựng chương trình công tác tại một số cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức, dàn trải, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, còn chồng chéo nhiệm vụ.

Năng lực thực tế của một số ít cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Công tác bố trí, sử dụng cán bộ có trường hợp chưa đúng chuyên môn đào tạo, năng lực, sở trường.

Đặc biệt, công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra, giám sát và tự kiểm tra công vụ của một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

Thời gian tới, ông Bảo chia sẻ, Thành uỷ sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp trong Chỉ thị số 24-CT/TU; chỉ đạo việc hoàn thiện, bổ sung các quy định của Thành ủy về công tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của thành phố.

Đồng thời, tập trung huy động mọi nguồn lực thể chế hóa Luật Thủ đô; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cho biết, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ được tăng cường, có trọng tâm, trọng điểm. Ảnh: Quang Thái

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về kết quả 1 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU.

Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng chia sẻ, sau khi Chỉ thị ban hành, Huyện uỷ đã ban hành 10 văn bản chỉ đạo thực hiện, đồng thời tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng tới 92 tổ chức cơ sở đảng trong cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể...

Huyện Đông Anh đã kiên quyết thay thế, điều chuyển cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, năng lực yếu.

Đồng thời, tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính quyền đô thị.

Đáng chú ý, Chủ tịch huyện Đông Anh cho biết, huyện đã cho thôi làm nhiệm vụ đối với 2 chủ tịch UBND, bố trí công tác khác 4 bí thư đảng ủy...

Phát biểu ý kiến, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, thời gian qua, Quận ủy đã tiến hành giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU đối với 7 tổ chức đảng và 18 cá nhân.

UBND quận đã kiểm tra 20 cuộc theo kế hoạch, 29 cuộc kiểm tra đột xuất, không báo trước tại các đơn vị, tổ chức thanh tra công vụ về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ cán bộ, công chức đối với 2 phường.

UBND quận cũng đã phê duyệt quy trình giải quyết công việc nội bộ; cấp phường ban hành 214 quy trình, quy trình liên thông giải quyết công việc nội bộ của các đơn vị.

"Một số việc lớn, việc khó, quan trọng tồn tại từ nhiều năm của quận được chọn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, bước đầu tạo chuyển biến tích cực. Nhiều vụ việc phức tạp đã được xử lý dứt điểm như trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng…", Chủ tịch quận Hoàng Mai thông tin.

Ông cũng cho biết thêm, Chỉ thị đã tạo sức ép tích cực, đã có một số cán bộ lãnh đạo đơn vị (phòng, phường) tự nhận thức rõ về năng lực, trách nhiệm của mình, đã làm đơn xin thôi nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý.

Phát biểu chỉ đạo nội dung này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Trong đó, lưu ý quán triệt 25 biểu hiện nêu trong Chỉ thị số 24-CT/TU, gắn với đánh giá cán bộ để chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Đặc biệt, bà Tuyến yêu cầu, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, nhất là kiểm tra đột xuất về thực hiện các thủ tục hành chính…

Bà Tuyến cũng nhấn mạnh tới việc các đơn vị, địa phương kịp thời có những phương án giải quyết hiệu quả những trường hợp cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vi phạm Chỉ thị số 24-CT/TU để thực hiện xử lý, thay thế, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác.

Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn trung bình cả nước

Liên quan tới tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công, tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho biết: Kế hoạch đầu tư công năm 2024 thành phố giao là 81.033,18 tỷ đồng (bằng kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Đến ngày 25/9/2024, lũy kế giải ngân của toàn thành phố là 29.647 tỷ đồng, đạt 36,6% kế hoạch, thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước.

Về giá trị giải ngân tuyệt đối, ông Quân chia sẻ, Hà Nội đứng thứ 2 cả nước (sau Bộ Giao thông vận tải).

Đối với các dự án cấp thành phố, lũy kế giải ngân các dự án ngân sách cấp thành phố đến nay là 9.082 tỷ đồng, đạt 33,4% kế hoạch.

Trong đó còn 86 dự án thuộc chưa giải ngân (0%) với kế hoạch vốn đã bố trí là 1.548 tỷ đồng. "Kết quả giải ngân các dự án cấp thành phố hiện nay chậm", ông Quân nói.

Về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp thành phố, ông Quân đánh giá, việc triển khai thủ tục đầu tư của các dự án cấp thành phố chậm.

Hiện, còn 49 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư; 166 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa được phê duyệt dự án.

Các công trình trọng điểm, dự án liên kết vùng, dự án ODA, dự án có quy mô lớn tiến độ triển khai chậm.

Từ nay đến cuối năm, thành phố tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc… để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024, năm 2025 và các công trình trọng điểm của thành phố.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm