Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 27/07/2023 - 16:01
(Thanh tra) - Là tên đề tài khoa học cấp bộ do ThS Nguyễn Sỹ Giao, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) làm chủ nhiệm được Viện CL&KHTT tổ chức hội thảo hoàn thiện đề cương nghiên cứu vào ngày 27/7.
ThS Nguyễn Sỹ Giao thuyết minh đề tài nghiên cứu. Ảnh: TH
Đấu giá quyền SDĐ đang trở thành mối lo ngại và bức xúc
Theo ThS Nguyễn Sỹ Giao, trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hiến pháp năm 2013, đất đai luôn được khẳng định là tài nguyên quốc gia quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn vốn nội lực phục vụ phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
Kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, nguồn lực đất đai năm 2013 chỉ đóng góp 7-8% nguồn thu ngân sách thì đến năm 2021-2022 tăng lên trung bình 15-20%, có địa phương đến 35% tổng thu ngân sách.
Thực tế cho thấy giai đoạn vừa qua, nguồn lực đất đai đã cân đối được mọi nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Có được kết quả như vậy là nhờ vào chính sách, pháp luật về đất đai đã có nhiều đổi mới, khá đồng bộ, chặt chẽ, khả thi đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn, từng bước tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất (SDĐ) hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Trong đó, phương thức đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, thúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng, đô thị hóa, đóng góp lớn cho ngân sách.
Đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ là phương thức giúp Nhà nước huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế. Ngoài ra, đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ góp phần tạo lập sự ổn định, sự minh bạch, công bằng xã hội trong hoạt động giao đất, cho thuê đất, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dung.
Bên cạnh kết quả đạt được, trong thời gian qua, tình trạng tham nhũng, tiêu cực đất đai nói chung, trong hoạt động đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ đang trở thành mối lo ngại và bức xúc trong xã hội với hàng loạt vụ việc nổi cộm được phát hiện như vụ Vũ "nhôm” , Út "trọc", vụ Thủ Thiêm, vụ truy tố xét xử cựu Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương…
Bên cạnh đó, điều tra vào năm 2021 cho thấy, hơn 53% doanh nghiệp cho biết gặp cản trở về tiếp cận đất đai. Cùng với đó, nhiều vụ việc liên quan đến đất đai vẫn tiềm ẩn những vấn đề thiệt hại về kinh tế, những vụ tham nhũng liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều.
Tham nhũng, tiêu cực trong đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ diễn ra một cách tinh vi, có tổ chức và không chỉ bó hẹp trong phạm vi trình tự/thủ tục một cuộc đấu giá, đấu thầu trực tiếp. Thực tế cho thấy, nguy cơ tham nhũng, tiêu cực có thể xảy ra trong giai đoạn trước (khi quy hoạch, xác định giá...) và sau đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ (điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi mục đích SDĐ, không triển khai dự án...) với nhiều hình thức, quy mô đa dạng...
Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện phòng chống tham nhũng trong đấu giá quyền SDĐ
Theo Ban Chủ nhiệm đề tài, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng, tiêu cực đất đai. Tuy nhiên, trong hoạt động đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ có thể nhìn nhận từ khía cạnh là Luật Đất đai và một số văn bản pháp luật có liên quan còn chồng chéo, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn đã tạo kẽ hở để không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng tham nhũng, trục lợi, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước.
Hệ thống quy hoạch, kế hoạch SDĐ và các quy hoạch, kế hoạch SDĐ chưa bảo đảm tính tổng thể và đồng bộ. Chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch SDĐ. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch chưa nghiêm, dẫn đến tình trạng SDĐ sau khi trúng đấu giá, đấu thầu không theo quy hoạch còn phổ biến, gây lãng phí lớn.
Cơ chế thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ tạo quỹ đất sạch để tổ chức đấu giá quyền SDĐ chưa được quy định rõ ràng cụ thể. Công khai, minh bạch trong giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ còn hạn chế. Khả năng tiếp cận thông tin của người dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ còn chưa được đảm bảo. Do không đảm bảo công khai, minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin nên các tổ chức, cá nhân sẵn sàng “mua” các thông tin từ các cán bộ, công chức để vụ lợi cho bản thân.
Chức năng đại diện chủ sở hữu đất đai của Nhà nước và chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai chưa được tách bạch và minh định. “Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lạm quyền, tiêu cực trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng”, Ban Chủ nhiệm nhấn mạnh.
Trước những yêu cầu đặt ra trong thời gian tới khi Luật Đất đai 2013 được sửa đổi và thông qua, việc nghiên cứu đề tài “Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ” từ phương diện lý luận, pháp lý và thực tiễn là cần thiết nhằm làm cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể, góp phần hoàn thiện cơ chế phòng chống tham nhũng trong quản lý đất đai nói chung, trong hoạt động đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ nói riêng.
Cho ý kiến cụ thể vào đề cương đề tài, các đại biểu cho rằng, đề tài mang tính thời sự, là vấn đề liên quan đến tiền, tài sản của Nhà nước, làm giảm tham nhũng, tăng ngân sách Nhà nước.
Đề tài cần tập trung lưu ý trình tự, thủ tục thực hiện về đấu giá SDĐ và đấu thầu dự án. Trong phân tích này cần có sự phân loại, đâu là đấu giá, đâu là đấu thầu. Biện pháp phòng chống tham nhũng tiếp cận theo Luật Phòng chống tham nhũng .
Mặt khác, ở phạm vi nghiên cứu từ năm 2013 thì chưa đủ, chủ nhiệm đề tài không nên bám theo Luật Đất đai mà nên bám sát các hành vi sai phạm có thể 5 năm gần đây. Đề tài cũng cần làm rõ tham nhũng trong đấu giá, đấu thầu là cái gì? Đề tài có mục tiêu để hạn chế tiêu cực trong đấu giá quyền SDĐ, nên cần làm rõ những giải pháp trong đấu giá quyền SDĐ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà