Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/12/2015 - 18:55
(Thanh tra) - Ngày 15/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Các chuyên gia cho rằng, dự thảo cần quy định rõ để tránh lấy ý kiến “một chiều” cũng như phải làm rõ tác động trước và sau khi có chính sách, văn bản pháp luật ban hành…
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đây là dự thảo Nghị định “lắm điều” nhất với 203 điều, cần tập trung lấy ý kiến, thảo luận để là một bước tiến nữa trong công tác xây dựng hoàn thiện thể chế… Ảnh: Thảo Nguyên
Theo ông Võ Văn Tuyển, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết, nhằm tránh tình trạng đưa vào chương trình quá nhiều văn bản mà chưa xem xét kỹ tính khả thi, sự cần thiết, dự thảo Nghị định quy định, các yêu cầu về việc xác định chính sách, mục tiêu chính sách, đánh giá tác động chính sách đối với từng đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị định cũng quy định, thông tin số liệu được sử dụng khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động phải là nguồn thông tin chính thức.
Để triển khai tốt trên thực tế, ông Tuyển cho biết, cần phải hướng dẫn về phương pháp đánh giá tác động chính sách, cách thức tính toán chi phí và lợi ích. Bộ Tư pháp sẽ xây dựng các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về phương pháp đánh giá tác động của văn bản.
Việc tổ chức lấy ý kiến, ngoài đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, phải lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Chưa đồng tình, bà Nguyễn Thị Thược, Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang đề nghị, quy định cụ thể hơn nội dung cần lấy ý kiến để tránh hình thức, không hiệu quả.
LS.TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển nhấn mạnh, tham vấn, lấy ý kiến trong các công đoạn lập pháp, lập quy là điều kiện không thể thiếu để có “chất liệu thực tiễn” cho nhà soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, có tính chất quyết định đối với tính khả thi của VBQPPL.
Do vậy, cần có cách tiếp cận theo hướng trao quyền cho xã hội, đối tượng chịu tác động và doanh nghiệp, chủ động góp ý kiến và có cơ hội tham vấn với nhà soạn thảo, cơ quan thẩm định và kể cả cơ quan thẩm tra hồ sơ của dự án VBQPPL.
“Dự thảo Nghị định mới chỉ tiếp cận theo hướng một chiều là “lấy ý kiến”, nghĩa là chủ thể hành động ở đầy chỉ là cơ quan chịu trách nhiệm về hồ sơ của dự án VBQPPL”, TS Giao nói.
Đại diện Ban pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đề nghị, dự thảo nghị định cần bổ sung thêm tác động về mức độ cạnh tranh/tập trung/ độc quyền của thị trường trước và sau khi có chính sách. Đây là điều mà nhiều cơ quan soạn thảo thường “quên”.
Theo các chuyên gia, dự thảo cũng cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đối với việc bảo đảm chất lượng, tiến độ văn bản được ban hành…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý