Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 05/07/2014 - 07:31
(Thanh tra)- Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 64/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân (TCD). Nghị định quy định chi tiết việc TCD tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Ban TCD, việc bố trí cơ sở vật chất tại Trụ sở TCD; quy chế phối hợp hoạt động TCD tại Trụ sở TCD; việc bố trí cơ sở vật chất của địa điểm TCD; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động TCD.
Trả lời khi TCD
Theo Nghị định, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập phải lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác TCD của cơ quan, đơn vị mình; trực tiếp thực hiện việc TCD ít nhất 1 ngày/tháng tại địa điểm TCD của cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời, thực hiện TCD đột xuất trong các trường hợp vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, hoặc ý kiến của của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau; vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội...
Khi TCD, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình kịp thời xem xét, giải quyết và thông báo cho công dân biết thời gian trả lời.
Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của các ban TCD, địa điểm TCD, việc tổ chức việc TCD đến khiếu nại (KN), tố cáo (TC), kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở TCD T.Ư; bố trí người TCD, xử lý KN, TC, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban TCD T.Ư.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD T.Ư hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ TCD định kỳ hoặc đột xuất; người đứng đầu cơ quan, tổ chức TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD T.Ư hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở T.Ư TCD.
Ban TCD cấp tỉnh, cấp huyện bố trí người TCD, xử lý KN, TC, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban TCD cấp tỉnh. Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc KN, TC, kiến nghị, phản ánh đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật.
Phân loại, xử lý đơn KN, TC, kiến nghị, phản ánh; Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết. Tổng hợp tình hình, kết quả công tác TCD thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban TCD cấp tỉnh, cấp huyện. Tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người KN, TC, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung.
Ban TCD có quyền yêu cầu giải quyết vụ việc
Về quy chế phối hợp hoạt động TCD tại Trụ sở TCD Nghị định cũng quy định, Nghị định quy định Ban TCD T.Ư, cấp tỉnh, cấp huyện làm nhiệm vụ thường trực TCD, bố trí người TCD thường xuyên trong các ngày làm việc và trong trường hợp đột xuất. Cơ quan, tổ chức tham gia TCD tại Trụ sở TCD phải bố trí người có năng lực, trình độ phù hợp làm nhiệm vụ TCD thường xuyên.
Đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban TCD tổ chức việc TCD; chuẩn bị tài liệu, hồ sơ có liên quan để tham gia TCD theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở T.Ư hoặc ở địa phương.
Ban TCD có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng thời hạn quy định đối với các vụ việc KN, TC, kiến nghị, phản ánh do Ban TCD chuyển đến.
Trường hợp đã được yêu cầu nhưng vụ việc chậm được giải quyết hoặc không được giải quyết thì Trưởng Ban TCD T.Ư báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban TCD cấp tỉnh, cấp huyện báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định kiểm tra trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ việc đó.
Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng Ban TCD T.Ư kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban TCD cấp tỉnh, cấp huyện kiến nghị Chủ tịch UBND cùng cấp chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định chi tiết lịch TCD của các cơ quan, tổ chức tham gia TCD tại Trụ sở TCD phải được niêm yết công khai.
Người TCD có trách nhiệm TCD theo lịch TCD đã được công bố. Trường hợp TCD đột xuất thực hiện theo sự phân công của Trưởng Ban TCD hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quan, tổ chức mình.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Ban TCD các cấp T.Ư, tỉnh, huyện; quy chế phối hợp hoạt động TCD tại Trụ sở TCD...
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 15/8.
B.B.Đ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên