Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/02/2020 - 15:25
(Thanh tra)- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với 11 Bộ về tình hình xây dựng, trình ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật, Pháp lệnh đã có hiệu lực pháp luật và có hiệu lực pháp luật từ 1/7/2020.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: N.Bắc
Nợ đọng văn bản gia tăng
Theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) Đinh Dũng Sỹ, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật ngày càng gia tăng.
“Năm 2017 không có nợ đọng văn bản quy định chi tiết nhưng đến năm 2018, 2019 số nợ đọng gia tăng”, ông Sỹ nói và cho hay, hiện đang nợ đọng 24 văn bản (21 nghị định, 3 thông tư) hướng dẫn các luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 trở về trước.
Trong 24 văn bản nợ đọng thì Bộ Công an 15 văn bản (12 nghị định, 3 thông tư); Bộ Kế hoạch Đầu tư 2 nghị định, Bộ Công Thương 4 nghị định, Bộ Tư pháp 1 nghị định, Bộ Y tế 1 nghị định, Thanh tra Chính phủ 1 nghị định.
Cùng với đó, để hướng dẫn chi tiết các luật có hiệu lực từ 1/7/2020, các Bộ cần ban hành và trình ban hành 62 văn bản, gồm 35 nghị định và 27 thông tư. Riêng 11 Bộ tham dự cuộc họp có 22 nghị định và 16 thông tư.
Ông Sỹ đề nghị, các bộ rà soát, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giải pháp, trình dự thảo để chậm nhất trước 15/4 ban hành 24 văn bản nợ đọng; trước 15/5 ban hành 62 văn bản hướng dẫn chi tiết các luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020.
“Bộ Công an có văn bản nợ đọng và văn bản chuẩn bị phải được ban hành trước 1/7/2020 rất nhiều, rất nặng nề vì năm 2019 có rất nhiều luật thông qua, trong đó có những luật rất khó như các văn bản quy định chi tiết Luật An ninh mạng là một vấn đề mới, nhạy cảm, phức tạp, cần nhiều thời gian”, ông Sỹ nhận định.
Xin cử người tham gia, hàng tháng trời vẫn không thấy
Chia sẻ đã có hơn 40 năm làm trong lĩnh vực này, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) nói, Bộ Công an, đặc biệt là Bộ trưởng rất trách nhiệm trong công tác văn bản nên mỗi tuần phải có báo cáo, nếu không là kiểm điểm.
“Về phần mình, tôi xin nhận khuyết điểm trong việc đôn đốc nội bộ chưa được tốt”, ông Ngọc Anh nói.
Tuy nhiên, theo Trung tướng, bên cạnh nguyên nhân chủ quan thì vướng mắc lớn nhất hiện nay là trách nhiệm của các bộ, ngành trong phối hợp xây dựng văn bản chưa thực sự cao, ngay khâu gửi xin ý kiến cử người tham gia cũng “hàng tháng trời không gửi”.
Ông Ngọc Anh cũng dẫn chứng quy định về pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự, trong đó có yêu cầu Bộ Công an tổng kết thực tiễn, nhưng Bộ “đã làm ngày nào đâu mà tổng kết”.
Dù rất nỗ lực và quyết tâm, theo Trung tướng, để có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh là rất khó. “Gọi điện hết chỗ này đến chỗ nọ để xin, đến khi có ý kiến thì ý kiến cũng rất gọn là đề nghị tổng kết thực tiễn, dự báo để văn bản phù hợp với thực tiễn, như thế thì không biết làm thế nào đây”, ông Ngọc Anh nói.
Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an). Ảnh: N.Bắc
Từ đó, Trung tướng Công an đề nghị, Tổ công tác có báo cáo với Thủ tướng giao nhiệm vụ cho lãnh đạo các bộ, ngành phải có trách nhiệm. Nếu văn bản xin ý kiến thì phải nêu rõ trong bao nhiêu ngày, chứ cuối cùng chẳng ai làm gì, chẳng ai bị kiểm điểm thì rất khó.
Đại diện Văn phòng Chính phủ đề nghị Trung tướng Ngọc Anh có cam kết là với văn bản nợ thì sớm trình để chậm nhất 15/4 ban hành. Còn các văn bản có hiệu lực từ 1/7/2020 thì ban hành chậm nhất là 15/5.
Cục trưởng Cục Pháp chế (Bộ Công an) ngay lập tức cam kết sẽ hoàn thành nhiệm vụ này. “Đây là lời hứa đầu năm”, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh nói.
“Càng để muộn khoảng trống pháp lý càng rộng”
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cũng cho rằng, khâu yếu hiện nay là khâu phối hợp, chậm ngay từ việc cử người phối hợp.
“Tôi dự họp rất nhiều cuộc thấy hầu như là vắng, người được cử đến được khoảng 50% là hiếm lắm”, ông Thừa nói. Theo ông, nếu các cơ quan cử người đi thay và người đó có trách nhiệm thì càng tốt, vì nhiều khi Thứ trưởng, Vụ trưởng chưa chắc nắm chắc vấn đề bằng chuyên viên làm trực tiếp.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa. Ảnh: N.Bắc
Từ đó, ông Thừa đề nghị, các bộ, ngành cử người có hiểu biết sâu tham gia, chứ “không nhất thiết cứ phải cử Thứ trưởng đi cho đẹp đâu”. Bên cạnh đó, cần tóm lược lại các nội dung cần lấy ý kiến. “Nếu gửi tập hồ sơ dày cả gang tay thì các Bộ rất khó góp ý kiến, chúng ta cần tóm lược lại các nội dung cần lấy ý kiến”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Sau khi nghe các Bộ báo cáo, giải trình và cam kết thời hạn hoàn thành các văn bản, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng yêu cầu các Vụ, Cục của Văn phòng Chính phủ khẩn trương xử lý các văn bản đã được các Bộ trình.
“Thủ tướng nói với tôi, xây dựng, hoàn thiện thể chế là ưu tiên số 1, phải bảo đảm tiến độ, trừ những văn bản có lý do rất chính đáng, những vấn đề rất nhạy cảm cần xem xét rất kỹ lưỡng. Còn những vấn đề về quy trình, thủ tục, công tác phối hợp thì các Bộ cùng Văn phòng Chính phủ xử lý dứt điểm. Làm mạnh mẽ, quyết liệt như chống dịch”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, các văn bản quy định chi tiết luật cần được ban hành “sớm ngày nào tốt ngày đó”. “Càng để muộn bao nhiêu thì khoảng trống pháp lý càng rộng”, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng nói và quán triệt “Bộ nào chậm thì Vụ, Cục theo dõi của Văn phòng Chính phủ phải chịu trách nhiệm”.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà