Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không thụ lý đơn không có tình tiết mới

Thứ ba, 13/09/2016 - 08:55

(Thanh tra)- Là một trong những nội dung quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh ký ban hành tại Quyết định số 868/QĐ-BHXH, thay thế Quyết định số 1788/QĐ-BHXH ngày 28/12/2012.

Điều 45 quy định về giải quyết vụ việc TC tiếp và giải quyết lại TC. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được TC tiếp, người có trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết TC xem xét, xử lý. Trường hợp đã quá thời hạn giải quyết TC mà vụ việc chưa được giải quyết hoặc có nội dung TC chưa được giải quyết thì yêu cầu thủ trưởng đơn vị cấp dưới phải giải quyết, đồng thời yêu cầu báo cáo rõ lý do về việc chưa giải quyết TC.

Đối với TC đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng có tình tiết mới chưa được phát hiện trong quá trình giải quyết TC có thể làm thay đổi kết quả giải quyết TC thì yêu cầu thủ trưởng đơn vị cấp dưới phải tiếp tục giải quyết TC đó theo thẩm quyền.

Trường hợp TC tiếp không có tình tiết mới, không phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì không thụ lý giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người TC, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan về việc không thụ lý giải quyết TC tiếp và đề nghị chấm dứt việc TC.

Đề xuất với người có thẩm quyền, giải quyết lại TC theo trình tự quy định tại Điều 39 đến Điều 44 khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về trình tự, thủ tục giải quyết TC có thể làm thay đổi kết quả giải quyết TC; có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận nội dung TC; kết luận nội dung TC không phù hợp với những chứng cứ thu thập được; việc xử lý người bị TC và các tổ chức, cá nhân liên quan không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật đã được kết luận; có bằng chứng về việc người giải quyết TC hoặc người tiếp nhận TC, người xác minh nội dung TC đã làm sai lệch hồ sơ vụ việc; có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của người bị TC nhưng chưa được phát hiện.

Việc giải quyết TC phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ vụ việc TC bao gồm: Đơn TC; quyết định thụ lý, quyết định thành lập Tổ xác minh; kế hoạch xác minh TC; các biên bản làm việc; văn bản, tài liệu, chứng cứ thu thập được; văn bản giải trình của người bị TC báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh nội dung TC; kết luận nội dung TC; các văn bản thông báo, xử lý, kiến nghị xử lý TC; các tài liệu khác có liên quan đến nội dung TC.

Hồ sơ vụ việc TC phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu. Việc lưu giữ, khai thác, sử dụng hồ sơ vụ việc TC được thực hiện theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam, bảo đảm không tiết lộ thông tin về người TC.

Vụ Thanh tra - Kiểm tra có trách nhiệm mở sổ theo dõi việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và kết quả giải quyết đơn của BHXH Việt Nam; mở sổ theo dõi việc tiếp công dân của BHXH Việt Nam và nhập dữ liệu vào phần mềm “quản lý KN, TC”; phòng kiểm tra có trách nhiệm mở sổ theo dõi việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và kết quả giải quyết đơn của BHXH tỉnh; mở sổ theo dõi việc tiếp công dân của BHXH tỉnh;

Người được giao nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn tại BHXH huyện có trách nhiệm: Mở sổ theo dõi việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và kết quả giải quyết đơn KN, kiến nghị, phản ánh của BHXH huyện; mở sổ theo dõi việc tiếp công dân của BHXH huyện.

Các đơn vị chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, các phòng trực thuộc BHXH tỉnh sau khi tiếp nhận, giải quyết đơn theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm cung cấp thông tin về kết quả giải quyết theo yêu cầu của Vụ Thanh tra - Kiểm tra, phòng kiểm tra để theo dõi, tổng hợp;

Bộ phận văn thư cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin theo đề nghị của Vụ Thanh tra - Kiểm tra, phòng kiểm tra để theo dõi, quản lý công tác giải quyết KN, TC và tiếp công dân của đơn vị.

Công chức, viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn tại địa điểm tiếp công dân; công chức, viên chức phối hợp tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Về khen thưởng và kỷ luật, Điều 49 quy định, các đơn vị, cá nhân có thành tích thực hiện tốt công tác giải quyết KN, TC, tiếp công dân được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước và của BHXH Việt Nam.

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm