Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/07/2015 - 08:44
(Thanh tra)- Trao đổi với PV Báo Thanh tra, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn nói, khiếu nại (KN), tố cáo (TC) oan, sai luôn được TAND Tối cao quan tâm, giải quyết, nhất là những án có mức hình phạt tù 20 năm, chung thân, tử hình. Mà đã kêu oan thì không hạn chế thời gian xem xét, dù người đó có chết rồi vẫn cần phải được minh oan…
Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn. Ảnh: Thảo Nguyên
- Nghĩa là, giải quyết KN,TC liên quan đến án oan sẽ không có “điểm dừng”, thưa ông?
+ Đúng vậy! Giải quyết oan sai, minh oan cho một người nào đó thì không khống chế thời gian, không có “điểm dừng”. Có những vụ đã xử cách đây hàng chục năm, TAND Tối cao vẫn xem xét, giải quyết, xác định có oan hay không để trả lời người dân. Tất nhiên, có những trường hợp đã được xem xét, giải quyết nhiều lần, xác định rõ không có oan, sai thì đến một lúc nào đó, TA sẽ có thông báo chính thức trả lời không thụ lý giải quyết vụ việc đó nữa.
Rà soát, xem xét, giải quyết dứt điểm các đơn KN, TC kêu oan
Để phòng, chống oan sai, QH đã yêu cầu các cơ quan tố tụng phải kịp thời minh oan cho người bị oan; tiếp tục rà soát, xem xét, giải quyết dứt điểm các đơn KN kêu oan; xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan gây nên oan, sai, để xảy ra bức cung, dùng nhục hình. Viện kiểm sát các cấp phải kịp thời giải quyết KN,TC, nhất là đơn kêu oan, đơn TC bức cung, nhục hình. TA các cấp không được để xảy ra trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; kiên quyết tuyên bị cáo vô tội trong trường hợp không có căn cứ kết tội; chấn chỉnh, khắc phục việc xử phạt bị cáo quá nặng hoặc quá nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo không đúng pháp luật, nhất là đối với các bị cáo phạm tội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng.
+ Vấn đề này đang có nhiều ý kiến khác nhau. Có người đặt nghi ngờ, TA trả lời như thế không biết có khách quan, công tâm hay không. Với trách nhiệm của những người làm công tác xét xử, khi xác định trả lời là khách quan, công tâm. Thực tế, cũng có những trường hợp trả lời rồi vẫn có kháng nghị, Chánh án TAND Tối cao sẵn sàng ký kháng nghị, chứ không phải mình sai rồi mà cố tình bảo vệ cái sai. Với lương tâm, trách nhiệm người đứng đầu không cho phép như thế.
- Điều này có phải “đụng trần” theo quy trình tố tụng?
+ Có “đụng trần”! Vì có những vụ án Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (cơ quan xét xử cao nhất - PV) đã kết luận rồi. Như vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) cùng 2 đồng phạm khác phạm các tội “giết người, cướp tài sản”, Quốc hội (QH) khóa trước, Ủy ban Tư pháp, Văn phòng Chủ tịch Nước đã nghe, giám sát, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cũng cho rằng đã xử đúng. Tuy nhiên, người ta vẫn kêu oan và bây giờ đặt ra là có xem xét lại không, trong khi cơ chế xem xét lại không có. Dù vậy, TAND Tối cao có thể vẫn xem xét lại để báo cáo QH. Cho nên, các dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính, Bộ luật Tố tụng Dân sự đang lấy ý kiến có đặt vấn đề xem xét lại và vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
Thực ra, quy định của luật: Tố tụng hành chính, dân sự, hình sự hiện hành, vấn đề này cũng chưa thống nhất với nhau. Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự thì không xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, trong khi Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính thì có cơ chế xem xét lại theo đề nghị của Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Thường vụ QH, đề nghị của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao.
- Nếu xem xét lại, thủ tục có khác, thưa ông?
+ Tất nhiên là có khác. Sau khi Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã xử rồi mà còn có ý kiến khác nhau, còn có đơn kêu oan thì sẽ xem xét lại theo trình tự đặc biệt. Lúc đó, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ xem xét lại chính quyết định của mình xem có sai lầm hay không. Còn theo thủ tục giám đốc thông thường, Chánh án TAND Tối cao sẽ xem xét và kháng nghị luôn, sau đó đưa ra hội đồng tòa chuyên trách hoặc Hội đồng TAND Tối cao xét xử.
+ Đề tránh oan sai, một trong những giải pháp được TAND Tối cao đưa ra là phải tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ?
- TAND Tối cao có nhiều đơn vị thực hiện thanh tra, kiểm tra. TA luôn tăng cường nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra công tác nghiệp vụ và việc thực hiện kỷ luật công vụ của cán bộ, công chức, nhằm khắc phục những sai sót nghiệp vụ, phát hiện, xử lý kịp thời cán bộ, công chức có hành vi vi phạm.
Trong trường hợp có đơn thông thường tòa chuyên trách sẽ giải quyết. Còn đơn TC vi phạm tố tụng, phẩm chất của thẩm phán hay báo chí phản ánh, Ban Thanh tra TAND Tối cao sẽ xem xét, kết luận đúng hay không đúng. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, Ban Thư ký sẽ trực tiếp xem xét vấn đề KN,TC, bản án đã có hiệu lực pháp luật. Có thể nói, thanh tra, kiểm tra công vụ là việc làm thường xuyên của ngành TA.
- Xin cám ơn ông!
Kỷ luật 18 cán bộ TA, chuyển truy cứu hình sự 4 trường hợp
6 tháng đầu năm 2015, TA các cấp đã giải quyết 161.074/251.522 vụ việc, đạt tỷ lệ 64%; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của TA là 1,49% (giảm 0,21% so với cùng kỳ năm 2014). Các tội phạm về tham nhũng đều được xét xử nghiêm minh, đặc biệt đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của nhà nước, tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng được TA cho hưởng án treo chỉ chiếm 12% trong tổng số các bị cáo đã xét xử, giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm trước.
Các TAND cấp tỉnh cũng đã giải quyết 60 KN, kiến nghị, kháng nghị các quyết định của TA trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức tiếp tục được tăng cường. Việc xử lý cán bộ, công chức vi phạm được thực hiện nghiêm túc theo các quy định của pháp luật và quy định của TA. Qua công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết KN,TC, đã xử lý kỷ luật 18 cán bộ, công chức TAND địa phương và chuyển cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 4 trường hợp.
Thảo Nguyên (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý