Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 23/12/2020 - 20:22
(Thanh tra) - Ngày 23/12, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội nghị tự đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ: “Phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trong hoạt động thanh tra” do ThS. Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục PCTN làm Chủ nhiệm.
Toàn cảnh hội nghị đánh giá. Ảnh: TH
Công tác PCTN tiêu cực trong hoạt động thanh tra còn nhiều bất cập
Theo ThS. Ngô Mạnh Hùng, PCTN, tiêu cực trong hoạt động thanh tra hiện nay chủ yếu dựa trên các quy định chung của pháp luật PCTN và một số văn bản quy định riêng cho ngành Thanh tra. Các quy định này bước đầu tạo ra cơ sở pháp lý để PCTN, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.
Tuy nhiên, các quy định này còn có những hạn chế lớn liên quan đến công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát xung đột lợi ích và quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động thanh tra; quy định về quy tắc ứng xử trong hoạt động thanh tra còn chung chung, chưa đi vào những tình huống cụ thể dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực.
Các quy định về chế tài trong việc thực hiện các biện pháp PCTN, tiêu cực trong hoạt động thanh tra hầu hết đều dẫn chiếu đến các quy định chung của pháp luật mà không có những quy định cụ thể, do vậy, đã làm giảm đáng kể hiệu lực của các quy định về PCTN, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.
ThS. Ngô Mạnh Hùng cho biết, trong thời gian vừa qua ngành Thanh tra đã nghiêm túc quán triệt các nghị quyết của Đảng, Chính phủ, thể chế các quy định của pháp luật về PCTN thành những văn bản pháp lý cụ thể về PCTN, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.
Các cơ quan thanh tra ở bộ, ngành, địa phương đã thể hiện được trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; trong các cơ quan thanh tra, cơ bản đều đã thành lập đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của đoàn thanh tra..
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTN tiêu cực trong hoạt động thanh tra còn tồn tại một số bất cập, hạn chế: Việc phân công, kiểm soát quá trình thực hiện, nhiệm vụ quyền hạn của người ra quyết định thanh tra đối với trưởng đoàn thanh tra, của trưởng đoàn thanh tra đối với các thành viên đoàn thanh tra còn chưa hợp lý, chưa chặt chẽ.
“Vẫn còn tình trạng tùy tiện trong quá trình thực hiện các quyền như quyền yêu cầu đối tượng thanh tra và các đối tượng có liên quan cung cấp thông tin, lạm dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây phiền hà cho đối tượng thanh tra, đối tượng có liên quan, đặc biệt đối tượng là các doanh nghiệp”, ThS.Hùng cho biết.
Việc thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra chưa đảm bảo nguyên tắc phải thực hiện đầy đủ, đúng mức các quyền được pháp luật quy định. Sổ nhật ký đoàn thanh tra là công cụ để kiểm soát hoạt động của đoàn thanh tra nhưng việc ghi sổ trên thực tế chưa đúng quy định. Chế độ thông tin báo cáo và tuân thủ kế hoạch tiến hành thanh tra chưa nghiêm túc, chưa có cơ chế rõ ràng để xử lý tình huống có ý kiến khác nhau giữa thành viên đoàn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, người thẩm định, người ký kết luận thanh tra về nội dung của báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra
Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, vẫn còn tình trạng lạm dụng các quy định về bí mật Nhà nước để không thực hiện việc công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện một cuộc thanh tra.
Kết quả phát hiện các vụ việc tham nhũng trong hoạt động thanh tra ít
Ngoài ra, việc thực hiện các quy định về quy tắc ứng xử của những chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra chưa được kiểm soát chặt chẽ. Quy định về quy tắc ứng xử, PCTN trong ngành đã được ban hành nhưng không được theo dõi, đánh giá thường xuyên, chậm rà soát, đổi mới. Còn xảy ra tình trạng cán bộ thanh tra chưa nắm được các quy định về quy tắc ứng xử và kiểm soát xung đột lợi ích dẫn đến chưa có ý thức tuân thủ.
Cá biệt còn có một số bộ phận cán bộ thanh tra mặc dù đã nắm được đầy các quy định nhưng thiếu ý thức tuân thủ nghiêm túc. Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của công chức còn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa có phương án phù hợp, hữu hiệu để thực hiện.
Việc thực hiện giám sát gặp nhiều khó khăn, nhất là ở thanh tra cấp cơ sở. Do đó, việc giám sát chủ yếu chỉ thực hiện chủ yếu qua báo cáo của đoàn thanh tra nên khó đảm bảo tính khách quan, chính xác. Hoạt động giám sát đoàn thanh tra đối với một số đoàn thanh tra còn mang nặng tính hình thức, chủ thể giám sát không đảm bảo tính khách quan, nội dung giám sát chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu tập trung giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ kế hoạch công tác mà chưa tập trung giám sát việc thực hiện các quy tắc ứng xử…
“Kết quả phát hiện các vụ việc tham nhũng trong hoạt động thanh tra cho thấy rất ít vụ việc, vụ án được phát hiện qua công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đây là một thực tế chung đối với công tác kiểm tra, tự kiểm tra trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý Nhà nước trong nhiều năm qua”, Chủ nhiệm Đề tài nhấn mạnh.
Chống tham nhũng ngay trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng
Tại cuộc họp, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục PCTN cho rằng, hoạt động thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế quan trọng trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, trực tiếp phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Hoạt động thanh tra có những đặc điểm, đặc thù có thể tạo ra nguy cơ cho các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, PCTN trong hoạt động thanh tra là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, cần được tiến hành liên tục, khẩn trương, kiên quyết và kiên trì. Việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Đề tài đã khái quát thực trạng tình hình tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, phân tích các quy định cùa pháp luật hiện hành về PCTN trong hoạt động thanh tra và kết quả thực hiện.
Đề tài đưa ra những nhận định, đánh giá ưu điểm cũng như những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong công tác PCTN trong hoạt động thanh tra để từ đó đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị cụ thể nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra trong thời gian tới.
TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho rằng, đề tài được nghiên cứu rất nghiêm túc, công phu. Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh việc PCTN, tiêu cực trong hoạt động thanh tra trở thành yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận rất rộng, chỉ ra được những đặc thù PCTN trong hoạt động thanh tra; các số liệu được phân tích phản ánh được thực trạng; quan điểm, giải pháp cơ bản phù hợp với điều kiện hiện nay.
Đề tài cần hoàn thiện thêm một số nội dung sau: về cơ cấu sản phẩm, giải thích thêm quy mô của khảo sát để đề tài có sức thuyết phục hơn; chương I có nhiều nội dung có thể luận giải đưa vào chương III thì hợp lý hơn; thực trạng quy định pháp luật nên phân tích sâu hơn, phần đánh giá thực trạng thực hiện không nên đưa ra là khái quát thực trạng tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra vì điều này là rất khó thực hiện, xem lại một số nhận xét, đánh giá về kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; chương III, quan điểm cần nhấn mạnh tính đặc thù PCTN trong hoạt động thanh tra, giải pháp cần cụ thể hơn, gắn với trách nhiệm của từng chủ thể.
Kết luận tại cuộc họp, TS. Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế khẳng định, PCTN, lãng phí luôn được Đảng và Nhà nước khẳng định là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa cấp bách, vùa lâu dài. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả thì trước hết phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan có chức năng PCTN là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của cuộc chiến chống tham nhũng nói chung.
Kết quả nghiên cứu đề tài thể hiện thái độ nghiên cứu nghiêm túc của Ban Chủ nhiệm Đề tài. Tuy nhiên, Đề tài nên cân nhắc một số đánh giá đã thể hiện trong nội dung nghiên cứu; các giải pháp cần cụ thể hơn.
Chủ nhiệm Đề tài cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng Đánh giá tại cuộc họp này để hoàn thiện kết quả nghiên cứu trước khi nghiệm thu chính thức.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương