Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đảm bảo 100% phối hợp trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán hằng năm

Thái Hải

Thứ tư, 22/11/2023 - 20:58

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL &KHTT) đã tổ chức hội thảo hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở “Phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước khu vực và cơ quan thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán” do TS Nguyễn Thị Thu Nga, Viện CL &KHTT làm chủ nhiệm.

TS Nguyễn Thị Thu Nga trình bày nội dung đề tài. Ảnh: TH

TS Nguyễn Thị Thu Nga cho biết, với mục tiêu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn để đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện việc phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước khu vực và cơ quan thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, đề tài nghiên cứu 3 chương, Chương 1: Một số vấn đề chung về phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước khu vực và cơ quan thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Chương 2: Thực trạng phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước khu vực và cơ quan thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Chương 3: Giải pháp cho việc phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước khu vực và cơ quan thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước khu vực và cơ quan thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán là quá trình kết nối, trao đổi thông tin, thống nhất, hỗ trợ giữa Kiểm toán Nhà nước khu vực và cơ quan thanh tra nahf nước cấp tỉnh, các chủ thể có thẩm quyền liên quan trong hoạt động thanh tra và kiểm toán, từ việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm toán; tiến hành thanh tra kiểm tra; ban hành các báo cáo kết luận, kiến nghị về thanh tra; kiểm toán và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả của 2 hoạt động này.

Chủ nhiệm đề tài cho biết, công tác phối hợp giữa kiểm toán Nhà nước và cơ quan thanh tra Nhà nước cấp tỉnh còn tồn tại một số tồn tại. Trước hết, quy định về phối hợp giữa cơ quan thanh tra và kiểm toán Nhà nước dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn những khoảng trống, việc phối hợp chủ yếu được thực hiện dựa trên quy chế phối hợp công tác, các văn bản nội bộ ngành, văn bản chỉ đạo cá biết của người đúng đầu các cơ quan mà chưa nhiều quy phạm điều chỉnh; chưa có hướng dẫn cụ thể nội dung, phương thức phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước khu vực với thanh tra tỉnh và các chủ thể liên quan để thwucj hiện thống nhất giữa các địa phương.

Mặt khác, chưa có quy định pháp luật cụ thể về việc sử dụng, kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán nên dẫn tới khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, sử dụng kết quả thanh tra, kiểm toán, trách nhiệm các bên. Một số nội dung, phương thức phối hợp còn ít được thực hiện và chưa đem lại nhiều tác dụng trên thực tế;

Việc phối hợp chưa thực sự đồng bộ, nhất quán, chưa có sự đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là từ phía cơ quan thanh tra. Cơ quan thanh tra tỉnh còn bị động trong việc phối hợp, việc xây dựng dự iến kế hoạch kiểm toán được tiến hành sớm hơn nên các cơ quan kiểm toán khu vực thường chủ động gửi đề nghị phối hợp, xử lý chồng chéo, trùng lặp cho cơ quan thanh tra tỉnh từ tháng 6 hằng năm. Trong suốt cả quá trình, cơ quan thanh tra tỉnh thường dựa vào đề nghị của kiểm toán Nhà nước để cung cấp thông tin và thực hiện các đề nghị của kiểm toán Nhà nước.

Ngoài ra, hiệu quả phối hợp giữa kiểm toán Nhà nước và cơ quan thanh tra tỉnh còn nhiều hạn chế nhất định. Chủ nhiệm đề tài cho biết, 68% người được khỏa sát cho biết có xẩy ra trùng lặp, chồng chéo giữa kế hoạch thanh tra tỉnh và kế hoạch kiểm toán khu vực; 63% người được khảo sát cho biết có xẩy ra tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thực hiện kế hoạch than thanh tra, tiến hành thanh tra, kiểm toán trong vòng 5 năm qua và 28,6% người được khảo sát cho rằng việc phối hợp không làm giảm tình trạng chồng chéo, trùng lắp giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán trên địa bàn trong vòng 5 năm qua…

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do một số quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra, kiểm toán còn gây khó khăn cho việc phối hợp; cách thức xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán là khác nhau dẫn tới khó khăn trong phối hợp để kiểm soát sự chồng chéo, trùng lắp; về địa vị pháp lý cũng dẫn tới khó khăn nhất định trong phối hợp; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra và kiểm toán Nhà nước có sự chồng chéo, giao thoa nhất định; một số yếu tố chưa đảm bảo tốt cho việc phối hợp…

Trên cơ sở đó, chủ nhiệm đề tài đã đưa ra giải pháp thực hiện phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước khu vực và cơ quan thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Theo đó, cần phối hợp xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán hằng năm; phối hợp trong thực hiện kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm toán; trong thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị về thanh tra, kiểm toán…

Góp ý tại hội thảo, TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT cho rằng, mục tiêu nghiên cứu là hoàn thiện pháp luật thanh tra theo hướng phù hợp với pháp luật kiểm toán; đề xuất các giải pháp phối hợp giữa kiểm toán Nhà nước khu vực và cơ quan thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Do đó, Chương I nên bổ sung vấn đề về đào tạo giữa thanh tra và kiểm toán.

Phần giải pháp cần bổ sung giải pháp xây dựng việc phối hợp giữa kiểm toán Nhà nước và cơ quan thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

ThS Lê Đức Trung, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Viện CL&KHTT cho rằng, Chương II nên bổ sung phương pháp, đối tượng khảo sát.

Đồng quan điểm ThS Lê Văn Đức, Viện CL&KHTT cho rằng, xuất phát từ tên đề tài cần cập nhật Luật Thanh tra năm 2022; những nội dung phối hợp về sau nên viết gọn lại, chủ yếu là phối hợp để xử lý chồng chéo, trùng lắp, trong đó chủ yếu là về đối tượng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.

Thái Hải

18:05 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm