Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Còn nhiều rào cản

Thứ ba, 16/06/2015 - 06:52

(Thanh tra) - Báo chí được xem như “các công dân đặc biệt” theo nghĩa là thông tin được báo chí khai thác sẽ được đại chúng tiếp cận qua các sản phẩm báo chí. Tuy nhiên, hiện nay báo chí vẫn đang đối mặt với những khó khăn lớn khi tìm kiếm thông tin...

Ảnh minh họa: Cảnh Nhật

Báo chí Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và loại hình. Hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình. Đến thời điểm này, cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ.

Trong mối quan hệ giữa người dân với Nhà nước, báo chí đóng vai trò quan trọng như một cơ chế truyền dẫn và phản hồi thông tin. Phần lớn người dân nhận được thông tin về những gì đang diễn ra trong đời sống thông qua sự sàng lọc của thông tin đại chúng. Mặt khác, Nhà nước cũng dựa vào các phương tiện truyền thông đại chúng để tiếp nhận phản hồi ý kiến của người dân về các chính sách, chương trình của mình.

Ở nước ta vẫn chưa có một đạo luật riêng điều chỉnh về quyền tiếp cận thông tin (TCTT) của công dân nên chưa có cách hiểu đầy đủ về quyền này. Việc TCTT do các cơ quan Nhà nước nắm giữ vẫn khó khăn, dẫn tới tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan Nhà nước chưa được thực hiện.

Theo nhà báo Đặng Tâm Chánh, nguyên Tổng Biên tập Báo Sài Gòn tiếp thị, gần đây nổi lên xu hướng đáng lo ngại trong việc cản trở quyền TCTT của báo chí. Xu hướng lạm dụng dấu mật trong các văn bản hành chính Nhà nước là quá phổ biến, không chỉ lạm dụng mà thực tế pháp luật đã trao cho Nhà nước quá nhiều “thẩm quyền bưng bít” thông tin. Ngoài ra, nhiều cơ quan Nhà nước còn đặt ra các quy định hạn chế quyền TCTT của báo chí bằng rất nhiều “rào cản kỹ thuật”.

Nhiều nhà báo đánh giá tỷ lệ cơ quan Nhà nước cung cấp thông tin để làm rõ, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân còn rất ít. Một số lãnh đạo còn cố tình lợi dụng cơ quan truyền thông để đánh lạc hướng dư luận.

Một khảo sát của Nhóm Nghiên cứu Sài Gòn truyền thông khi đánh giá mức độ bị từ chối cung cấp thông tin, chỉ có 2,94% người được hỏi tình trạng này là không phổ biến, có đến 47,07% ghi nhận nó phổ biến, còn mức độ rất phổ biến cũng đạt tới 23,53%.

Cũng theo khảo sát, khi được hỏi về mục đích cơ quan Nhà nước phổ biến thông tin qua báo chí để đối phó với dư luận khi có sự việc phát sinh cũng như nói tốt cho cơ quan đơn vị mình, thì có đến 26,79% người được hỏi tình trạng này là rất phổ biến.

Từ thực tiễn trên, theo Nhóm Nghiên cứu, cần ban hành Luật Bảo đảm quyền TCTT, trong đó xác định các thông tin không được tiếp cận do Quốc hội quyết định chứ không phải do các cơ quan hành chính Nhà nước quyết định, phân loại các thông tin không được tiếp cận, quy định cụ thể các trường hợp từ chối cung cấp thông tin...

Sửa đổi Luật Báo chí làm sao đảm bảo luật hóa chức năng phản biện xã hội của báo chí. Cần bổ sung nội dung “nhà báo có quyền tiếp cận thông tin và chịu trách nhiệm trước pháp luật, mọi can thiệp đều là trái luật. Người nào cho rằng thông tin trên các phương tiện truyền thông sai lệch thì kiện ra tòa án và chỉ có tòa án mới có quyền phán xét”.

Bên cạnh đó, ngoài nâng cao năng lực nhà báo, cần xây dựng một bộ chỉ số đáp ứng quyền TCTT từ mức độ hài lòng của người dân và triển khai đo lường hàng năm, tạo thành một áp lực thi đua giữa các cơ quan Nhà nước, các địa phương.

Có thể thấy báo chí đáp ứng quyền TCTT là một trong những phương thức quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, phòng, chống tham nhũng và dân chủ hóa xã hội.

Cảnh Nhật

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm