Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ động bàn bạc thống nhất trước khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán

Thái Hải

Thứ sáu, 22/12/2023 - 18:09

(Thanh tra) - Là một trong những biện pháp nhằm hạn chế sự chồng chéo giữa hoạt động thanh tra Nhà nước (TTNN) cấp tỉnh và kiểm toán Nhà nước (KTNN) khu vực do TS Nguyễn Thị Thu Nga, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra đưa ra tại đề tài khoa học “Phối hợp giữa KTNN khu vực và cơ quan TTNN cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán” được nghiệm thu vào ngày 22/12.

TS Nguyễn Thị Thu Nga trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH

Theo chủ nhiệm đề tài, việc phối hợp giữa KTNN khu vực và cơ quan TTNN cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhằm mục đích thống nhất, xử lý chồng chéo, trùng lắp trong việc thực hiện các nội dung thuộc về nhiệm vụ, quyền hạn của 2 cơ quan trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; tiết kiệm nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm toán của KTNN khu vực và cơ quan TTNN cấp tỉnh; tránh ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cải thiện các chỉ số đánh giá trong quản lý nhà nước và uy tín của cơ quan nhà nước.

Trong thời gian qua, việc phối hợp giữa 2 cơ quan đã đạt kết quả như: Một số quy định đã được ban hành nhằm đưa ra những nguyên tắc, yêu cầu, phương thức cơ bản làm nền tảng cho việc phối hợp giữa cơ quan KTNN và cơ quan TTNN; nội dung phối hợp thường xuyên nhất là phối hợp trong quá trình xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán với mục đích xử lý chồng chéo, trùng lắp có thể xẩy ra, thống nhất trọng tâm thanh tra, kiểm toán…

Bênh cạnh đó, công tác phối hợp giữa KTNN khu vực và cơ quan TTNN cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán còn một số hạn chế, một số nội dung, phương thức phối hợp còn ít được thực hiện và chưa đem lại nhiều tác dụng trên thực tế. Phối hợp trong quá trình tiến hành thanh tra, kiểm toán, trong việc thực hiện và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm toán vẫn có tỷ lệ người khảo sát cho rằng chưa từng được thực hiện.

Việc thực hiện phối hợp chưa thực sự đồng bộ, nhất quán, chưa đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là từ phía cơ quan thanh tra; cơ quan thanh tra còn bị động trong việc phối hợp; hiệu quả phối hợp giữa KTNN khu vực với thanh tra tỉnh còn chưa thực sự cao, 68% người được khảo sát cho biết còn xảy ra trùng lặp, chồng chéo giữa kế hoạch thanh tra của thanh tra tỉnh và kế hoạch kiểm toán của KTNN khu vực; 63% cho biết có xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thực hiện kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm toán trong vòng 5 năm qua và đặc biệt 28,6% cho rằng việc phối hợp không làm giảm tình trạng chồng chéo, trùng lắp giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán trên địa bàn….

Đề tài cũng đã đưa ra nguyên nhân hạn chế của việc phối hợp KTNN khu vực và cơ quan TTNN cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, một số quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra, kiểm toán còn gây khó khăn cho việc phối hợp; cách thức xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán là khác nhau, dẫn tới khó khăn trong phối hợp để kiểm soát sự chồng chéo, trùng lặp; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra và KTNN có sự chồng lấn, giao thoa, đặc biệt là ở khía cạnh cùng xem xét, đánh giá, kết luận việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài chính công của cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.

Ngoài ra, nhận thức một số bộ phận người đứng đầu KTNN khu vực và cơ quan thanh tra tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh chưa đồng đều, thống nhất nên một số nơi chưa có sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp, chưa tìm được tiếng nói chung, gây khó khăn cho công tác phối hợp…

Trên cơ sở đó, chủ nhiệm đề tài đã đưa ra các quan điểm và giải pháp để việc phối hợp giữa KTNN khu vực và cơ quan TTNN cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm toán được tốt hơn, nhằm hạn chế những hạn chế, tồn tại được nêu.

Đề tài đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thanh tra, KTNN, cần quy định rõ căn cứ ban hành quyết định thanh tra đột xuất, quyết định kiểm toán ngoài kế hoạch kiểm toán đã ban hành; cơ chế kiểm toán các cuộc thanh tra, kiểm toán này; việc xử lý chồng chéo giữa các cuộc thanh tra đột xuất với kiểm toán theo kế hoạch hoặc kiểm toán ngoài kế hoạch với thanh tra theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, 2 cơ quan cần phối hợp trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán hàng năm, cần chủ động làm việc, bàn bạc với nhau thông qua cuộc hội thảo, hội nghị, cuộc họp để có thể đi đến thống nhất về định hướng trọng tâm các nội dung tiến hành thanh tra, kiểm toán sao cho hạn chế tối đa sự trùng lắp, chồng chéo, qua đó có thể chủ động phòng ngừa chồng chéo ngay từ khi chưa bắt tay vào xây dựng dự kiến kế hoạch thanh tra, kiểm toán.

“Việc thống nhất từ trước như vậy giúp cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm toán đã tránh được tối đa các trùng lặp và ít phải xử lý chồng chéo trong dự thảo kế hoạch”, chủ nhiệm nói.

Cần phối hợp trong thực hiện kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm toán; kiểm toán không lựa chọn các nội dung, đơn vị đã có kết luận hoặc đang được thanh tra bộ, ngành địa phương tiến hành thanh tra, trường hợp đặc biệt phải báo cáo lãnh đạo KTNN xem xét, quyết định khi xét duyệt kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán.

Cơ quan thanh tra ở địa phương, khi thực hiện kế hoạch thanh tra nếu phát hiện có sự chồng chéo với kế hoạch của KTNN thì các đơn vị chủ động phối hợp, trao đổi thống nhất hoặc báo cáo UBND tỉnh để thống nhất phương án xử lý theo quy định, báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, đề nghị điều chỉnh kế hoạch thanh tra trong trường hợp cần thiết.

Đặc biệt, để hạn chế chồng chéo, trùng lặp khi tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm toán đột xuất, không có trong kế hoạch thì 2 cơ quan cần phải có sự trao đổi kịp thời ngay từ khi dự kiến ban hành quyết định thanh tra đột xuất, kiểm toán không có trong kế hoạch, để kịp thời phát hiện và thống nhất với nhau.

Nhận xét tại hội nghị, Hội đồng Nghiệm thu đánh giá cao kết quả nghiên cứu đề tài, đề tài đảm bảo mục đích đề ra, nội dung nghiên cứu chi tiết, đầy đủ, các số liệu thống kê có sơ sở khoa học, đã tiến hành khảo sát, phân tích xử lý thông tin khoa học, chính xác; các giải pháp nhằm hạn chế những tồn tại, hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp giữa KTNN và TTNN cấp tỉnh đưa ra có tính khả thi, tính ứng dụng cao.

Với những kết quả đạt được, hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm