Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phải thay đổi thể chế, tư duy quản trị xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển

T.Lương

Thứ ba, 20/08/2024 - 22:20

(Thanh tra) - Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, một trong những vấn đề trọng tâm trong việc sửa các dự án luật là giúp khơi thông các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế. Vì vậy, cần phải thay đổi thể chế, tư duy quản trị xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: H.C

Ngay sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (một luật sửa 4 luật), Bộ KH&ĐT đã khẩn trương đẩy mạnh công tác hoàn thiện hồ sơ đáp ứng chất lượng, tiến độ đề ra.

Hiện, công tác hoàn thiện sồ sơ đang được Bộ KH&ĐT tập trung đặc biệt để đẩy mạnh một cách nhanh chóng, khẩn trương với sự tham gia của các cơ quan liên quan. Việc hoàn thiện hồ sơ đề xuất sửa các luật được thực hiện khẩn trương theo đúng yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cho công tác này với tinh thần "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm", bố trí các cán bộ có đủ năng lực, tâm huyết, trách nhiệm, khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

Bộ KH&ĐT đã thành lập các ban soạn thảo, nhanh chóng rà soát, xác định các nhóm nội dung cần sửa đổi tại các luật, đặc biệt là những vấn đề có nhiều vướng mắc mang tính cấp bách cần xử lý để tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay.

Tại cuộc làm việc với các thành viên ban soạn thảo được phân công hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng 2 dự án luật chiều ngày 20/8, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc đề xuất sửa đổi các luật nói trên đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, qua đó triển khai các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ.

Việc này có ý nghĩa quan trọng, góp phần triển khai 3 đột phá chiến lược: Phòng chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; đáp ứng mong muốn của người dân và doanh nghiệp về giảm thủ tục hành chính, chống phiền hà, giảm chi phí tuân thủ; tháo gỡ khó khăn, huy động và sử dụng hiệu quả mọi mọi nguồn lực cho phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với các thành viên ban soạn thảo. Ảnh: H.C

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh một trong những vấn đề trọng tâm trong việc sửa các Dự án Luật là giúp khơi thông các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế.

“Hiện nay, chúng ta đang có nhiều ác tắc, điểm nghẽn, đặc biệt là về thể chế, tư duy quản trị xã hội, đâu đó vẫn chưa theo kịp với sự phát triển. Do đó, chúng ta buộc phải thay đổi, đáp ứng yêu cầu phát triển”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh cần có tư duy mới, kiến tạo phát triển một cách chủ động. Từ đó, thay đổi tư duy quản trị xã hội bằng các công cụ, nguồn lực phù hợp, đảm bảo vừa thông thoáng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý.

“Làm luật lần này, chúng ta phải coi như làm một cuộc cách mạng thật sự, đổi mới và cải cách về thể chế. Chúng ta cần thay đổi tư duy, thay đổi tầm nhìn, thay đổi phương thức quản lý, quản trị quốc gia.

Điều này là nhu cầu đặt ra, rất cần các bạn gạt cái tôi của mình sang một bên, đặt lợi ích phát triển đất nước lên trên hết, trước hết. Làm thế nào phát triển đất nước, giải phóng, huy động, sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Tranh thủ các cơ hội, dù là nhỏ nhất để phát triển đất nước”, Bộ trưởng trao đổi với các thành viên ban soạn thảo.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần phải chuyên nghiệp, chủ động quyết định tương lai phát triển đất nước, tư duy đó phải được thể hiện trong luật pháp. Cần thay đổi tư duy lấy phát triển để duy trì ổn định, chứ không phải ổn định để phát triển.

Ghi nhận những nỗ lực, trách nhiệm, công tác chuẩn bị, Bộ trưởng mong muốn các thành viên ban soạn thảo tập trung tâm huyết và sức lực để hoàn thiện hồ sơ thẩm định đảm bảo chất lượng và tiến độ được Chỉnh phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.

Hiện, Bộ KH&ĐT đang khẩn trương tiếp thu các ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng các dự án luật, đặc biệt là nội dung các chính sách; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, đối tượng liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học; trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 tới đây nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mong muốn của Nhân dân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.

Thái Hải

18:05 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm