Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bổ sung nhiệm vụ chuyển đổi số thư viện trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Thanh tra

Thái Hải

Thứ tư, 22/11/2023 - 21:54

(Thanh tra)- Là một trong những đề xuất về việc xây dựng thư viện số ngành Thanh tra được bà Phạm Thị Thanh Minh, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra đưa ra tại Hội thảo Hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở “Xây dựng thư viện số ngành Thanh tra” chiều 22/11.

Bà Phạm Thị Thanh Minh trình bày nội dung đề tài. Ảnh: TH

Theo chủ nhiệm đề tài, xây dựng thư viện số ngành Thanh tra là việc xây dựng thư viện hoặc một bộ phận thư viện có nguồn tài nguyên thông tin chuyên ngành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các tài liệu có liên quan, được xử lý, lưu giữ dưới dạng số mà người sử dụng thư viện truy cập, khai thác thông tin qua thiết bị điện tử và không gian mạng internet.

Việc xây dựng thư viện số ngành Thanh tra sẽ xây dựng cho ngành Thanh tra hệ thống cơ sở dữ liệu thư viện chuyên ngành có tổ chức, được lưu trữ, bảo quản lâu dài và đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu số của công chức, viên chức ngành Thanh tra.

Tuy nhiên, thực tiễn thư viện Thanh tra Chính phủ chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thư viện chuyên ngành mang tính hệ thống.

Thư viện của Thanh tra Chính phủ mới xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục phục vụ tra cứu, tìm kiếm tài liệu, mà chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu toàn văn chuyên ngành thanh tra phục vụ việc khai thác và sử dụng của người sử dụng.

Mặt khác, nhu cầu sử dụng và khai thác tài liệu số, cũng là nội dung chính của thư viện số của công chức, viên chức thanh tra tương đối nhiều: Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và qua thực tiễn hoạt động, người sử dụng thư viện là công chức, viên chức ngành Thanh tra và đối tượng bạn đọc là nghiên cứu sinh có nhu cầu sử dụng cơ sở dữ liệu số, cơ sở dữ liệu toàn văn về chuyên ngành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng là tương đối nhiều, điều này chỉ đáp ứng được khi có thư viện số.

Thư viện mới chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ sở dữ liệu dạng thư mục và tài liệu ở dạng sách mà chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng tài liệu số của cán bộ, công chức, viên chức và bạn đọc trong và ngoài ngành Thanh tra, do đó, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ công chức, viên chức trong và ngoài ngành, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số ngành Thanh tra là cần thiết…

Với mục tiêu là làm rõ thực tiễn để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng thư viện số ngành Thanh tra, đề tài bố cục gồm 3 phần: Một số vấn đề chung về xây dựng thư viện số ngành Thanh tra; Nhu cầu sử dụng thư viện số và khả năng xây dựng thư viện số ngành Thanh tra; Giải pháp, kiến nghị xây dựng thư viện số ngành Thanh tra.

Thực hiện mục tiêu, chủ nhiệm đề tài đã kiến nghị lãnh đạo Thanh tra Chính phủ - cơ quan chủ trì xây dựng thư viện số ngành Thanh tra chủ trương xây dựng thư viện số ngành Thanh tra đáp ứng yêu cầu Chuyển đổi số ngành Thư viện theo tinh thần Quyết định 206/QĐ-TTg và chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định 749/QĐ-TTg. Đầu tư kinh phí cho xây dựng thư viện số ngành Thanh tra.

Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình Chuyển đổi số trong thư viện gắn với Chương trình Chuyển đổi số ngành Thanh tra trong bối cảnh chuyển đối số quốc gia được thực hiện ở các cấp, các ngành và nhiều lĩnh vực; bổ sung nhiệm vụ chuyển đổi số thư viện Thanh tra Chính phủ trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Thanh tra.

Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong thực hiện chuyển đổi số và phát triển nguồn tài liệu số chuyên ngành; ban hành các cơ chế về việc chia sẻ dữ liệu để ngành thư viện có thể liên thông, kết nối, thu thập, tích hợp dữ liệu, làm giàu thêm tài nguyên thông tin, thư viện.

Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng thư viện Thanh tra Chính phủ cần có đề xuất, kiến nghị lãnh đạo Thanh tra Chính phủ quan tâm, đầu tư xây dựng thư viện theo hướng hiện đại. Trước mắt, cần nâng cấp phần mềm thư viện để đảm bảo các chức năng của thư viện hiện đại, có thể phục vụ sử dụng tài nguyên thông tin số; việc số hoá tài liệu cần ưu tiên số hoá tài liệu nội sinh, có bản quyền.

Chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết theo lộtrình thực hiện xây dựng thư viện số, trình lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cho triển khai thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn, từng bước mở rộng, đầu tư phát triển, đảm bảo các yếu tố về hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực… đảm bảo thực hiện việc xây dựng thư viện số ngành Thanh tra.

Tại hội thảo, các đại biểu nhấn mạnh, đề tài đã làm rõ được những vấn đề chung về xây dựng thư viện số ngành Thanh tra, làm rõ quan niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, nội dung, mô hình cấu trúc thư viện số.

Theo TS Phạm Thị Huệ, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, chủ nhiệm có cách tiếp cận rõ ràng, các ý chính được thể hiện hết trong sản phẩm. Tuy nhiên, Chương II ở đề mục chưa có thực trạng về mặt pháp luật nhưng phần nội dung đã có. Vậy cần có sự thể hiện cho thống nhất ở đề mục với nội dung. Cần thể hiện rõ hơn đặc thù của thư viện ngành Thanh tra với thư viện truyền thống. Phần kiến nghị giải pháp cần gom lại cho gọn.

ThS Lê Văn Đức, Viện Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra đề nghị nội dung vai trò của thư viện điện tử cần gom lại cho gọn. Trước khi nghiên cứu đến nhu cầu cần có nội dung về hiện trạng thư viện Thanh tra Chính phủ đã có những gì? Hiện trạng này được thể hiện rõ trong Đề án đổi mới thư viện, chủ nhiệm đề tài có thể khai thác số liệu. Phần quan điểm cần thể hiện theo quan điểm, không nên thể hiện theo tiêu mục. Phần giải pháp nên trình bày theo lộ trình từng giai đoạn...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm