Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 06/10/2019 - 18:02
(Thanh tra)- Theo ông Điều Bá Được, Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), BHXH Việt Nam, nếu bổ sung quy định bắt buộc tham gia BHXH đối với toàn bộ người có quan hệ lao động thì dự kiến sẽ nâng tổng số người tham gia BHXH bắt buộc trong cả nước lên 25 triệu người.
Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet
Cần mở rộng đến toàn bộ người có quan hệ lao động
Bộ luật Lao động là một trong những bộ luật gốc nên việc sửa đổi sẽ tác động đến hầu hết các luật chuyên ngành. Do đó, theo ông Được, việc sửa đổi Bộ luật Lao động có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến việc mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH, hướng tới thực hiện BHXH toàn dân theo Nghị quyết 28/2018-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH.
Hiện tại, số người tham gia BHXH bắt buộc tính đến hết tháng 9 khoảng 14,85 triệu người; BHXH tự nguyện khoảng 453 nghìn người.
Ông Được cho rằng, để mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH, đặc biệt là BHXH bắt buộc thì ngay trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) cần tạo bước đột phá trong nhận thức về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Đó là, mở rộng đến toàn bộ người có quan hệ lao động (có thuê mướn, sử dụng và trả lương), thay vì chỉ quy định áp dụng đối với người lao động có hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ đủ 1 tháng trở lên như trong Luật BHXH hiện hành.
Lý giải điều này, ông Được cho rằng, thực tế hiện nay quan hệ lao động có thể được thông qua HĐLĐ, hoặc có thể thỏa thuận bằng văn bản, hoặc không bằng văn bản.
“Nếu cứ quy định phải có HĐLĐ mới thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH thì vừa không phát triển BHXH hết được số lao động, lại vừa tạo kẽ hở chính sách. Người lao động và chủ sử dụng lao động có thể “lách luật”, dừng ký HĐLĐ để chuyển sang thỏa thuận bằng hình thức khác để ngừng đóng BHXH. Khi đó, mục tiêu mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH sẽ rất khó đạt được”, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH nói.
Cũng theo ông Được, theo tính toán, nếu bổ sung quy định bắt buộc tham gia BHXH đối với toàn bộ người có quan hệ lao động thì dự kiến sẽ có khoảng 10 triệu người tham gia BHXH trong diện này, nâng tổng số lên 25 triệu người của cả nước tham gia BHXH bắt buộc.
Bên cạnh đó, khu vực không có quan hệ lao động (lao động tự sản xuất, kinh doanh không thuê mướn lao động và cũng không làm thuê cho chủ sử dụng lao động khác) cũng là khu vực có số lao động tương đối lớn. Việc chuyển đổi lao động giữa khu vực này với khu vực có quan hệ lao động diễn ra liên tục, vì vậy cần có quy định để đảm bảo quyền lợi BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
“Người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động mà có việc làm và thu nhập ổn định, đang chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định thì cần được bổ sung vào diện tham gia BHXH bắt buộc. Khi đó, theo tính toán, số lao động này sẽ làm gia tăng diện bao phủ BHXH thêm hàng triệu người", ông Được khẳng định.
Quy định thống nhất về mức đóng bảo hiểm
Cho ý kiến về Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), từ góc độ người thực hiện chính sách, ông Được cũng cho rằng, để mở rộng vững chắc diện bao phủ về BHXH thì dự thảo cần làm rõ về vấn đề tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Cần quy định thống nhất về mức đóng thấp nhất, mức đóng cao nhất đối với BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN thấp nhất phải bằng 70% thu nhập thực tế của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động và cao nhất không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Về tuổi nghỉ hưu, ông Được nhấn mạnh, trước hết cần nhận thức rằng, đây là quy định về “độ tuổi hưởng lương hưu” không phải “tuổi nghỉ hưu” để phân biệt với tuổi nghề và không đồng nhất tuổi nghề với tuổi hưởng lương hưu. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ông Được cho biết, BHXH Việt Nam thống nhất phương án tăng độ tuổi hưởng lương hưu đã nêu trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Ngoài quy định độ tuổi hưởng lương hưu, dự thảo cũng cần bổ sung quy định độ tuổi hưởng lương hưu xã hội cho phù hợp tương đồng (hiện nay đang quy định là 80 tuổi).
Cũng theo ông Được, việc tăng độ tuổi hưởng lương hưu cơ bản, quy định độ tuổi hưởng lương hưu xã hội sẽ kéo theo phải sửa hàng loạt các quy định trong Luật BHXH như: Quy định giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu (hiện nay đang quy định từ đủ 20 năm); cách tính tỷ lệ hưởng, tính mức lương hưu theo nguyên tắc đóng, hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ, bền vững; điều chỉnh lương hưu; quy định hạn chế hưởng BHXH một lần; hạn chế nghỉ hưu trước tuổi…
Tuy nhiên, việc sửa đổi các quy định theo hướng nêu trên cần sớm được điều chỉnh trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) nhằm đảm bảo quyền lợi về BHXH, BHYT cho người lao động, hướng tới thực hiện BHXH toàn dân theo Nghị quyết 28/2018-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH.
Cùng với đó, các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành phải bám sát tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW và Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này với nhiều nội dung mới và rất phức tạp nên cần phải chủ động xây dựng kế hoạch khẩn trương triển khai thực hiện.
Trần Kiên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh