Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh An
Chủ nhật, 21/11/2021 - 10:26
(Thanh tra) - Theo đề nghị của Sở Nội vụ Quảng Ngãi tại văn bản ngày 02/11/2021 về việc báo cáo những bất cập, hạn chế trong phân công, phân cấp triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước (QLNN) về công tác dân tộc; Ban Dân tộc tỉnh vừa có báo cáo.
Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND huyện tập huấn tuyên truyền, giáo dục và vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn huyện Sơn Tây. Ảnh: Đoàn Vũ Lục/https://bandantoc.quangngai.gov.vn
Quy định về phân công, phân cấp
Chức năng, nhiệm vụ QLNN về công tác dân tộc ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020 được thực hiện theo Thông tư 07/2014/TTLT- UBDT-BNV ngày 22/12/2004 và Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 10/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn ngang sở thuộc UBND cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc.
Tại các quy định trên không có nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan làm công tác dân tộc là tham mưu Chính phủ, UBND tỉnh, UBND huyện để thực hiện phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc cho Ban Dân tộc cấp tỉnh và UBND cấp huyện.
Ngành công tác dân tộc là ngành thực hiện chức năng QLNN trên lĩnh vực công tác dân tộc ở địa bàn có vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là ngành có tính đặc thù, đa ngành, đa lĩnh vực và cần có sự tham gia của nhiều ngành trong hệ thống chính trị.
Trong những năm qua, việc phân công, phân cấp QLNN ngành về công tác dân tộc ở tỉnh Quảng Ngãi chỉ thực hiện theo quy định của bộ, ngành khác ở Trung ương, không ban hành quy định riêng để phân công, phân cấp cho Ban Dân tộc tỉnh hoặc UBND huyện để thực hiện nhiệm vụ QLNN về công tác dân tộc. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ QLNN của ngành trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, ngành dân tộc chỉ thực hiện các quy định của bộ, ngành khác như y tế, văn hóa, giáo dục, đầu tư xây dựng... trong đó phải thực hiện các quy định về phân cấp, ủy quyền đã được các bộ, ngành này quy định.
Những tồn tại
Tại Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới đã xác định nhiệm vụ công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách; là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của hệ thống chính trị.
Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh QLNN về công tác dân tộc và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Giai đoạn 2016 - 2020, đã có nhiều chương trình, đề án, chính sách được thực hiện trên địa bàn tỉnh theo sự phân cấp, phân quyền trong QLNN như: Chương trình 135, Chính sách người có uy tín, chính sách cấp báo tạp chí vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ...
Qua triển khai thực hiện cho thấy, sự phân công, phân cấp QLNN về công tác dân tộc còn tồn tại một số hạn chế sau:
Ban Dân tộc chỉ tham mưu, QLNN, thực hiện các chính sách dân tộc do Ủy ban Dân tộc theo dõi, quản lý; đối với các chính sách dân tộc do các sở, ngành quản lý Ban chỉ tổng hợp, thống kê theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, chưa tham gia nhiều vào việc góp ý, thẩm định các nội dung có tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số.
Cơ chế phân cấp, phân quyền để tạo chủ động cho chính quyền địa phương chưa hợp lý. Việc tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc theo sự phân cấp từ các văn bản quy định của Trung ương; một số nội dung giao quyền cho UBND cấp tỉnh phân cấp cho các sở ngành và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện; tuy nhiên cũng có những nội dung quy định cụ thể là thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Vì vậy rất khó để địa phương thực hiện việc phân cấp, phân công, như đối với việc phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg quy định là thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh nên các tỉnh sẽ không thực hiện được sự phân cấp cho UBND cấp huyện phê duyệt.
Kiến nghị, đề xuất
Do đặc điểm của ngành như địa bàn, dân cư, trình độ, yếu tố văn hóa dân tộc của các địa phương trong cả nước là khác nhau cho thấy việc phân cấp QLNN về công tác dân tộc cho địa phương là hết sức cần thiết nhằm phát huy dân chủ, tự chủ, sáng tạo, phù hợp thực tế của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác dân tộc nói riêng và quản lý hành chính nhà nước nói chung.
Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý về lĩnh vực này cũng hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét từ nhiều yếu tố và góc độ khác nhau như: Cơ sở kinh tế, xã hội, trình độ phát triển đồng đều về kinh tế, kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin, liên lạc, các yếu tố về dân tộc, trình độ dân trí, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương và cơ sở.
Do đó, việc ban hành các quyết định về phân cấp quản lý cần phải có sự cân nhắc, tính toán hợp lý, cụ thể, tránh đưa ra những quyết định mang tính chung chung hoặc trùng lắp, mâu thuẫn với các quy định khác của bộ, ngành.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình