Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bàn sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gần dân, sát dân hơn

Thanh Thanh

Thứ tư, 14/05/2025 - 20:50

(Thanh tra) - Chiều 14/5, Ủy ban Trung ương (UBTƯ) Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì hội nghị. Ảnh: H.Diệp

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh đến công tác giám sát, phản biện

Tại hội nghị, ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, trong đó có tổ chức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là một quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên gần dân, sát dân hơn.

Cụ thể, nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân. Nội dung này đã được đề cập trong Cương lĩnh chính trị của Đảng trước đây, bây giờ được đưa vào trong Hiến pháp là hoàn toàn hợp lý.

Theo ông Nguyễn Túc, các quy định về việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân cũng như đề cập, nhấn mạnh đến công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, được thể hiện rõ nét trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 là việc làm rất cần thiết, phù hợp với bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật UBTƯ MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Ban Biên tập Hiến pháp 2013 cho rằng, việc Trung ương chỉ đạo lấy ý kiến Nhân dân là cơ hội để hoàn thiện việc sửa Hiến pháp lần này với tinh thần ủng hộ cơ bản về chủ trương tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, việc sửa Điều 9, Hiến pháp 2013 lần này không nên ghi tên cụ thể các tổ chức chính trị - xã hội vào Hiến pháp vì trong tương lai, tên các tổ chức này có thể thay đổi.

Đối với sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 115, ông Phúc đề xuất bổ sung nội dung "Đại biểu HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị hành chính tương đương còn có quyền chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp" vào trong khoản 2 Điều 115.

Tại Điều 110, cụ thể hóa khoản 3 điều này, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm có xã, phường và đặc khu. Do đó, ông Phúc cũng đề nghị cho giữ lại các thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà ở đó không có đơn vị hành chính là phường. Vì nếu theo phương án hiện nay thì các thành phố như Nha Trang, Đà Lạt, Vinh, Hội An đều bỏ cả. 

Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng

GS.TS Khoa học Phan Xuân Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng cho rằng, các đơn vị hành chính cần được quy định thành 2 cấp rõ ràng trong Hiến pháp, không sử dụng cụm từ "dưới tỉnh" trong "các đơn vị hành chính dưới tỉnh" tại Điều 110, tránh gây sự khó hiểu khi tiếp cận các quy định này.

Mặt khác, quy định tại khoản 3 Điều 110 "Việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do Quốc hội quy định" đã lược bỏ nội dung "phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương" so với quy định cũ, thay vào đó chỉ do Quốc hội quy định.

Ông Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội UBTƯ MTTQ Việt Nam nêu ý kiến, việc lập hiến, lập pháp còn chứa đựng nội hàm văn hóa. Việc sửa Hiến pháp này cũng phải thể hiện điều đó thông qua việc lấy ý kiến những người có kinh nghiệm làm hiến pháp.

Bởi vậy, ông Chức kiến nghị Quốc hội khóa XVI ngay sau khi được bầu sẽ tiếp tục tiến hành sửa đổi toàn diện Hiến pháp để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.

GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật UBTƯ MTTQ Việt Nam đánh giá cao những ý kiến phát biểu tâm huyết, chất lượng, trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề với tinh thần xây dựng vào từng nội dung quy định những vấn đề cụ thể của Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhấn mạnh Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng quy định về những vấn đề lớn, cơ bản, có tầm chiến lược lâu dài của đất nước, trên cơ sở những ý kiến đóng góp tại đây, ông mong muốn những điểm mới trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 sẽ phục vụ đắc lực cho tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam cũng như chủ trương xây dựng chính quyền hai cấp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hàng hóa Việt Nam có “giấy thông hành” vươn ra thị trường thế giới

Hàng hóa Việt Nam có “giấy thông hành” vươn ra thị trường thế giới

(Thanh tra) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỷ lệ tán thành cao, đạt 408/420 đại biểu (chiếm 85,36%), được cho là bước đột phá quan trọng về quản lý rủi ro, truy xuất nguồn gốc số hoá, từ đó giúp hàng hóa Việt Nam có “giấy thông hành” vươn ra thị trường thế giới

21:20 18/06/2025

Tin mới nhất

Xem thêm