Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

An ninh tiếng kẻng thời bình

Minh Ngọc

Thứ năm, 27/10/2022 - 09:10

(Thanh tra) - Năm 2017, Đảng ủy xã Tân Tiến đã xây dựng mô hình điểm “Tiếng kẻng an ninh tự quản” tại buôn Kplang do cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) làm nòng cốt.

Tại buôn Kplang, việc gìn giữ an ninh trật tự và phòng, chống tệ nạn cũng được thực hiện hiệu quả nhờ chú trọng công tác tuyên truyền và nêu gương. Ảnh: Minh Ngọc

Những người dẫn đầu

Buôn Kplang, xã Tân Tiến, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có 255 hộ với 1.185 khẩu, 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số, được chia thành 4 khu dân cư. Nơi đây từng xảy ra các vụ vi phạm pháp luật như trộm cắp, sử dụng ma túy, uống rượu bia lái xe đánh võng gây tai nạn… Nhiều đối tượng bị bắt và xử lý, thậm chí phải bắt giam, lĩnh án tù.

Để bảo đảm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn buôn, năm 2017, Đảng ủy xã đã xây dựng mô hình điểm “Tiếng kẻng an ninh tự quản” tại buôn Kplang do cán bộ, hội viên CCB làm nòng cốt. Ngoài Ban Chỉ đạo chung gồm 7 thành viên do Chủ tịch Hội CCB xã làm Trưởng ban, buôn đã thành lập 4 tổ “Tiếng kẻng an ninh tự quản” do các CCB, cựu quân nhân có uy tín, tinh thần trách nhiệm cao làm tổ trưởng.

Mỗi tổ đều xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng thành viên. Hằng ngày, vào lúc 22 giờ, tổ trưởng tổ tự quản đánh kẻng 1 hồi 9 tiếng để thông báo người dân biết đã đến thời điểm tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống trộm cắp tài sản, kiểm tra khóa cửa, tắt điện trước khi đi ngủ… Khi phát hiện có đối tượng côn đồ, trộm cắp, cháy nổ… tổ tự quản đánh 3 hồi kẻng huy động nhân dân trong buôn phối hợp xử lý tình huống.

Không những vậy, thành viên các tổ tự quản còn gần gũi, nắm bắt hoàn cảnh để tuyên truyền, vận động những thanh thiếu niên bỏ học, lêu lổng tiếp tục tới trường, ký cam kết bảo đảm an toàn giao thông, không uống rượu bia khi tham gia giao thông...

Không chỉ nỗ lực của tổ tự quản mà nhiều gia đình có con cái tuổi vị thành niên luôn nơm nớp lo sợ con hư hỏng, theo bè theo bạn vi phạm pháp luật cũng đã thay đổi nhận thức để dạy dỗ con em mình.

Chị H’Djeh Byă, người dân buôn Kplang cho hay, con chị từng theo bạn uống rượu rồi đua xe, gây tai nạn. May nạn nhân bị chấn thương không quá nặng nên chữa trị qua khỏi. Gia đình chị vừa tốn kém vừa lo lắng chạy qua chạy lại thăm nom nạn nhân. Xe máy của gia đình là phương tiện làm ăn bị công an giữ… khiến cuộc sống bị đảo lộn. Từ đó, gia đình đã có nhiều lời khuyên nhủ con, nhờ các chú công an, các bác trong hội CCB giảng giải những kiến thức pháp luật khi điều khiển phương tiện giao thông. Bằng việc can thiệp kịp thời này mà nhiều trẻ đã hiểu và không còn tham gia tụ tập đua xe nữa.

Tại buôn Kplang, việc gìn giữ an ninh trật tự và phòng, chống tệ nạn cũng được thực hiện hiệu quả nhờ chú trọng công tác tuyên truyền và nêu gương.

Nhiều tháng, chị H’Đia Byã, Bí thư Chi đoàn buôn Kplang luôn sát cánh cùng các đoàn viên thanh niên và chi bộ, ban tự quản, tổ COVID-19 cộng đồng của buôn “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, kịp thời nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và tham gia gìn giữ an ninh trật tự… Qua trải nghiệm hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, đoàn viên thanh niên có cơ hội trau dồi kiến thức, kỹ năng sống, trở thành những công dân gương mẫu trong phong trào gìn giữ an ninh trật tự, tích cực đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Vì buôn có đông đồng bào dân tộc Êđê nên việc tuyên truyền lồng ghép các chính sách pháp luật bằng cả tiếng phổ thông và tiếng Êđê mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc lồng ghép này đã giúp người dân, nhất là với người cao tuổi và người không biết tiếng phổ thông kịp thời nắm bắt tình hình địa phương, gìn giữ an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội trong tình hình mới…

Một người dân buôn Kplang cho hay, thấy chính con em của buôn đến thăm hỏi, tuyên truyền, người dân buôn Kplang đều cảm thấy vui, dễ cảm thông, dễ tiếp thu và chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

Theo anh Y Ruc Niê, Tổ trưởng Tổ 4, bên cạnh công tác tuần tra, kiểm soát, thành viên các tổ “Tiếng kẻng an ninh tự quản” còn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định pháp luật về giữ gìn an ninh trật tự. Tổ đã phổ biến kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm. Bên cạnh đó các thành viên còn vận động nhân dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn tình làng nghĩa xóm.

Toàn dân hưởng ứng phong trào

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, năm 2019, Ban Chỉ đạo mô hình đã phối hợp với các tổ tự quản và ban tự quản thôn vận động người dân trong thôn đóng góp 390 triệu đồng, hiến đất, ngày công cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để bê tông hóa nhiều tuyến đường liên buôn. Bằng việc góp công, góp sức này mà hiện tại đường buôn đã có chiều dài 2,7 km với tổng trị giá 2,4 tỷ đồng.

Gìn giữ bảo vật xóm làng để nâng cao ý thức cho người dân. Ảnh: Minh Ngọc

Trước thực trạng cầu đập tràn trong buôn chưa có lan can bảo vệ khiến nhiều trường hợp bị tai nạn thương vong khi lưu thông qua cầu, Ban chỉ đạo mô hình đã tham mưu Công an huyện làm lan can trị giá gần 300 triệu đồng, được nhân dân đánh giá cao.

Ông Ama Phô, người dân trong buôn phấn khởi: “Từ khi có hoạt động của mô hình “Tiếng kẻng an ninh tự quản”, buôn làng bình yên hơn, không còn tình trạng tụ tập, gây rối, trộm cắp vặt, người dân đi lại an toàn hơn”.

Lãnh đạo Hội CCB xã, Bí thư Chi bộ buôn Kblang, Trưởng ban Chỉ đạo mô hình đánh giá: Thành công lớn nhất của mô hình “Tiếng kẻng an ninh tự quản” là đã góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Mỗi hộ không chỉ tự nguyện đóng góp kinh phí (50.000 đồng/hộ/năm, trừ hộ nghèo) để hỗ trợ hoạt động của mô hình mà còn trở thành những “mắt thần” luôn theo dõi, giám sát những đối tượng ra vào địa bàn và sẵn sàng phối hợp cung cấp thông tin, vây bắt những đối tượng phạm tội.

Có thể nói, thông qua đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, vận dụng linh hoạt cách thức tuyên truyền phù hợp đặc điểm tình hình địa bàn, dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người dân đã hiểu và chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước. Nhiều người trở thành những hạt nhân tiêu biểu trong các phong trào gìn giữ an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương.

Mô hình “Tiếng kẻng an ninh tự quản” thực sự đã giúp tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, người dân yên tâm sản xuất, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, truyền thông lưu động bằng tiếng phổ thông và tiếng Êđê… để người dân tiếp cận và thực hiện.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm