Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

3 giải pháp để khắc phục tình trạng tin giả, phát ngôn không chuẩn mực

Hoàng Nam

Thứ năm, 07/03/2024 - 11:13

(Thanh tra)- Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) chiều ngày 6/3, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, đối với phần lớn người dân, mức xử phạt vi phạm hành chính từ 6 đến 8 triệu đồng cho một lần vi phạm là hình thức có tác động lớn. Tuy nhiên, đối với một bộ phận, thì mức xử phạt này chưa đủ sức răn đe.

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trả lời báo chí tại cuộc họp báo chiều ngày 6/3. Ảnh: Thảo Anh

Ông Lê Quang Tự Do lấy ví dụ về những người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOLs, những người kinh doanh online… khi dùng chiêu trò tung tin giả để câu view, thu hút sự chú ý để bán được nhiều hàng hóa hơn, thì với mức xử phạt từ 6 đến 8 triệu là không đủ sức răn đe.

Qua nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế, đối với bộ phận này, cũng không có mức xử phạt chung nào để có đủ sức răn đe, bởi vì, với những người nhận được hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, thì việc họ có bị mức xử phạt hàng trăm triệu, họ cũng chấp nhận.

Để khắc phục tình trạng này, ông Lê Quang Tự Do cho biết, hiện nay, Bộ TTTT đã trình Chính phủ dự thảo thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP, qua đó, bổ sung một loạt các quy định đối với các hoạt động trên mạng xã hội, trên không gian mạng, trong đó có hoạt động phát ngôn trên không gian mạng.

Khi nghị định mới thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP được ban hành, Bộ TTTT sẽ tiếp tục tham mưu, trình Chính phủ ban hành các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các quy định mới này, theo hướng tăng mức phạt tiền và các hình phạt bổ sung đối với các hành vi vi phạm trên không gian mạng, từ đó tăng sức răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Trong một số trường hợp, dù mức phạt hành chính có tăng lên bao nhiêu, cũng không đủ sức răn đe, các đối tượng vẫn chấp nhận chịu phạt vì mức lợi nhuận họ được hưởng hoặc do sự lệch lạc về nhận thức, khi đó, cần phải có những hình thức xử lý khác, cao hơn việc xử phạt hành chính, ví dụ như phải xử lý hình sự.

Bên cạnh đó, Bộ TTTT vẫn đang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thêm giải pháp hạn chế hình ảnh xuất hiện trên sóng truyền hình, trên mạng xã hội, trên các sân khấu biểu diễn... đối với những người vi phạm quy định về phát ngôn trên không gian mạng. Bởi vì, khi nghệ sĩ, người nổi tiếng, người bán hàng online bị hạn chế việc lan tỏa hình ảnh, tiếp cận đến khán giả, công chúng, người dùng, người mua hàng… thì đây cũng là một trong các hình thức xử phạt, có sức răn đe cao hơn so với xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về phát ngôn, đưa tin trên không gian mạng.

Do đây là những quy định còn quá mới, cần được thể chế hóa qua các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, để các cấp, các ngành thuận lợi trong phối hợp thực hiện.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.

Thái Hải

18:05 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm