Theo dõi Báo Thanh tra trên
Vy Anh
Thứ hai, 12/04/2021 - 07:00
(Thanh tra) - Đó là đánh giá của UBND tỉnh Bình Định tại Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược Quốc gia (CLQG) phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến năm 2020 (từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2019), ban hành ngày 2/4/2021.
Thi tuyển công chức là cách để tỉnh Bình Định phòng, chống tiêu cực trong tuyển dụng cán bộ. Ảnh: https://snv.binhdinh.gov.vn
Nhận thức và ý thức trách nhiệm có chuyển biến
Công tác PCTN, trong đó có việc thực hiện CLQGPCTN đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về PCTN có chuyển biến.
Nhiều vụ việc tham nhũng đã được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Tình hình tham nhũng trên một số lĩnh vực từng bước được kiềm chế.
Kết quả công tác PCTN trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, kiện toàn hệ thống chính trị, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng bộ và chính quyền các cấp ở địa phương.
Hàng loạt tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được nêu trên, việc thực hiện pháp luật về PCTN, CLQGPCTN đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn có những khuyết điểm, hạn chế, hiệu quả nhìn chung chưa cao so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra; quá trình tổ chức thực hiện còn có một số khó khăn, vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức và biện pháp thực hiện như sau:
Một số ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Luật PCTN, CLQGPCTN đến năm 2020 còn dàn trải, chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc điểm tình hình, chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương; chưa tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp thực hiện liên tục, đồng bộ, kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; chưa chú trọng đúng mức việc tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN, CLQGPCTN đến năm 2020 tuy được chú trọng nhưng nhìn chung chưa có chiều sâu; hình thức tuyên truyền, giáo dục còn nặng tính hành chính; đối tượng tuyên truyền, giáo dục chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức, ít quan tâm đối tượng là người dân. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức thành viên của Mặt trận, nhất là cấp cơ sở trong công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân tham gia, giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN chưa được phát huy đúng mức. Một số nơi chính quyền chưa chủ động xây dựng Quy chế phối hợp cụ thể với MTTQ và các đoàn thể để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng tại một số ngành, địa phương chưa liên tục, thiếu đồng đồng bộ; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị.
Quá trình tổ chức thực hiện còn có một số mặt tồn tại, hạn chế, nhất là việc công khai minh bạch hoạt động của không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị còn mang tính hình thức, chưa thật sự thuận lợi cho tổ chức và công dân giám sát quá trình thực hiện và tiếp cận các thông tin liên quan.
Việc thực hiện các quy định về minh bạch TSTN đối với cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều sai sót về trình tự thủ tục, thời gian thực hiện, thực hiện trách nhiệm giải trình, công khai bản kê khai. Nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa cụ thể hóa và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với đặc thù hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; chưa chú trọng kiểm tra, giám sát thường xuyên để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nhiều nơi chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các điều cấm đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật PCTN.
Một số ngành, địa phương thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng còn lúng túng, khó khăn, vướng mắc do nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô nhỏ, biên chế ít, các vị trí công tác chỉ có 01 cán bộ đảm nhận, nếu chuyển đổi sẽ không có cán bộ đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu của vị trí công tác, do đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN.
Vai trò tiền phong, gương mẫu của một số tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong PCTN chưa được phát huy đúng mức. Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt cơ quan, chi bộ còn yếu. Một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức còn có tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, sợ bị trù dập trả trù nên chưa tích cực tham gia công tác PCTN. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, có trường hợp còn nương nhẹ, thiếu kiên quyết, đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài, gây nghi ngờ, thắc mắc trong dư luận Nhân dân, làm giảm hiệu quả giáo dục, răn đe, phòng ngừa tham nhũng.
Công tác cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý còn chậm so với yêu cầu phát triển và góp phần phòng ngừa tham nhũng. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có lúc, có nơi bị buông lỏng, kỷ cương, kỷ luật hành chính chưa nghiêm; dư luận xã hội còn bức xúc về tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu khi giải quyết các thủ tục hành chính.
Một số ngành, địa phương chưa chú trọng tăng cường thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới. Số lượng đơn thư tố cáo về hành vi tham nhũng có nội dung sai sự thật còn nhiều do động cơ của người tố cáo thiếu trong sáng, bị kẻ xấu xúi giục, kích động, lợi dụng quyền tố cáo để vu khống người khác, xuyên tạc sự thật, gây mất đoàn kết nội bộ; việc tiếp cận thông tin và hiểu biết pháp luật của một số công dân còn hạn chế, trong khi chế tài xử lý hành vi tố cáo sai sự thật còn yếu, chưa được thực hiện nghiêm.
Công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, người có hành vi tham nhũng nhìn chung còn hạn chế, chưa tương xứng với tình hình và mong đợi của Nhân dân. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử được tăng cường nhưng vẫn còn có mặt bất cập so với yêu cầu. Việc thu hồi tài sản bị thất thoát do hành vi tham nhũng gây ra còn nhiều khó khăn và đạt tỷ lệ chưa cao.
Công tác quản lý Nhà nước về PCTN trên địa bàn tỉnh trong những năm qua nhìn chung chưa toàn diện; chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chức năng liên quan. Vai trò của cơ quan thanh tra tại một số sở, ngành, địa phương trong việc tham mưu, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về PCTN chưa được phát huy đầy đủ do thiếu cán bộ chuyên trách về công tác PCTN.
Nguyên nhân nào?
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do cấp ủy Đảng, chính quyền một số nơi chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiên quyết, kiên trì, liên tục, đồng bộ các nhiệm vụ, biện pháp PCTN trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý.
Hoạt động của các cơ quan chuyên trách về PCTN còn có một số mặt khó khăn, bất cập về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động.
Nguồn lực đầu tư cho công tác PCTN chưa đáp ứng kịp yêu cầu của tình hình thực tiễn.
Cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là trong các hoạt động kinh tế còn có những quy định sơ hở, bất cập, thiếu đồng bộ.
Cải cách hành chính chưa toàn diện; kỷ cương, kỷ luật trong bộ máy Nhà nước có lúc, có nơi chưa nghiêm.
Hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong một số ngành, lĩnh vực chưa thật sự công khai minh bạch.
Chính sách tiền lương, cơ chế đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức còn một số quy định bất hợp lý, chậm được đổi mới phù hợp với tình hình thực tiễn.
Hành vi tham nhũng ngày càng phức tạp, tinh vi nên việc phát hiện, xử lý còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.
Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật PCTN còn chậm.
Cơ chế phòng ngừa tham nhũng thông qua việc thực hiện các quy định về kiểm soát những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; việc tặng quà, nhận quà, nộp lại quà tặng; định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhìn chung chưa phát huy hiệu quả trên thực tế do chưa được hướng dẫn, thiếu chế tài cụ thể trong các quy định hiện hành của pháp luật về PCTN…
Qua thực hiện Chiến lược, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm xây dựng và chuyển giao phần mềm cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các đơn vị, địa phương trong công tác quản lý bản kê khai và thực hiện việc giám sát, kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập bảo đảm đúng theo quy định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.
Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị đề nghị Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật các 2 nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ là các ông Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh. Còn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc do bị bệnh nặng nên chưa xem xét kỷ luật.
Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Phương Hiếu
21:34 22/08/2024Hương Giang
19:26 14/08/2024Hương Giang
15:49 03/08/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân