Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hàn Ngọc
Thứ hai, 13/12/2021 - 09:34
(Thanh tra) - Thực hiện tốt việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, đơn vị.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đình Tùng tiến lại gần lắng nghe ông Vũ Đức Dục trình bày sự việc. Ảnh (tháng 7/2020):X.P/https://baoquangnam.vn
(Tiếp theo kỳ trước)
3. Triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng
- Tiếp tục triển khai thực hiện 06 giải pháp phòng ngừa theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 gồm: Thực hiện tốt việc công khai minh bạch về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức đơn vị; xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tiếp tục phát huy và tập trung thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng cụ thể, hiện đại và hiệu quả bằng việc ban hành, công bố thủ tục hành chính đặc thù, thủ tục hành chính liên thông thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, giảm tối đa thủ tục hành chính không cần thiết; chấn chỉnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực; kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.
- Người đứng đầu các đơn vị, địa phương cần chú ý giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Trước hết là phải xây dựng ý thức tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về PCTN; chủ động xử lý khi có xung đột lợi ích; xây dựng, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; phê phán, lên án, đấu tranh với tham nhũng, lãng phí; trọng liêm sỉ, danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng.
- Thực hiện tốt việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, đơn vị thông qua việc kê khai tài sản, thu nhập hàng năm và có những chế tài xử lý nghiêm khắc khi để xảy ra sai phạm liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Quán triệt, tổ chức triển khai, cụ thể hóa các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích phù hợp với đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và tình hình hoạt động của đơn vị, địa phương. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, kiểm soát xung đột lợi ích tại đơn vị, địa phương theo quy định của Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN.
4. Đẩy mạnh việc phát hiện, xử lý tham nhũng và những hành vi khác vi phạm pháp luật PCTN
- Thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua đó để giải quyết những tâm tư nguyện vọng của người dân, nắm được thông tin quan trọng trong phát hiện tham nhũng.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trên tất cả các lĩnh vực, kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua lỗ lớn và bức xúc trong xã hội. Các kết luận thanh tra phải làm rõ nguyên nhân của sai phạm, thất thoát, chỉ ra được sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách dẫn đến thất thoát, thua lỗ; chú trọng thực hiện công tác xử lý sau thanh tra; phát hiện, kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập trong quy định về quản lý cán bộ, đảng viên có liên quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh dấu hiệu sai phạm về kinh tế, tham nhũng, ngăn chặn tình trạng bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, viện kiểm sát xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng được phát hiện trong quá trình thanh tra.
- Tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, nâng cao chất lượng của cuộc chiến chống tham nhũng tại địa phương. Người đứng đầu các đơn vị, địa phương cần quan tâm tổ chức triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; thường xuyên chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và cán bộ, công chức, viên chức khác do mình quản lý, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng; đồng thời thường xuyên đôn đốc người đứng đầu đơn vị trực thuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý. Việc thực hiện nghiêm đạo đức công vụ gắn với công tác kiểm tra, giám sát công vụ là một trong những biện pháp tốt trong việc phát hiện nhằm xử lý các hành vi tham nhũng tuy là nhỏ nhưng gây bức xúc lớn trong Nhân dân.
- Chủ động tự kiểm tra trong nội bộ tại các cơ quan, đơn vị, kịp thời phát hiện các hành vi tham nhũng để xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; khắc phục tình trạng nể nang, xử lý không nghiêm các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị để khuyến khích mọi người tham gia phát hiện hành vi tham nhũng; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tạo điều kiện để mọi người dân tham gia phát hiện hành vi tham nhũng.
- Chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc động viên Nhân dân tham gia tích cực vào công tác đấu tranh PCTN; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN.
Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc PCTN; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong PCTN; khi đưa tin cần bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa.
- Tiến hành thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có sai phạm liên quan đến các dự án lớn thua lỗ, kéo dài, dư luận trên địa bàn quan tâm. Xem xét trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.
- Tăng cường thông tin rộng rãi về việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác đấu tranh PCTN tại các đơn vị, địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.
Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị đề nghị Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật các 2 nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ là các ông Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh. Còn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc do bị bệnh nặng nên chưa xem xét kỷ luật.
Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Phương Hiếu
21:34 22/08/2024Hương Giang
19:26 14/08/2024Hương Giang
15:49 03/08/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương