Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoãn kê khai tài sản và những hệ lụy khó lường

Thứ năm, 02/09/2021 - 06:36

(Thanh tra)- Khi COVID-19 tấn công Kyrgyzstan, Chính phủ nước này đã đưa ra nhiều chính sách và sự điều chỉnh, trong đó có giãn thời hạn đối với các khoản vay, gia hạn cho kê khai thuế. Đáng chú ý, các công chức, viên chức nhà nước cũng được phép chậm trễ trong việc kê khai tài sản.

Ảnh minh họa: Alina Pechenkina / OCCRP

Tháng 11/2021 mi công b bn kê khai tài sản cam 2019 và 2020

Theo quy định trước đó, bản kê khai tài sản được nộp hàng năm, trong đó thể hiện rõ thu nhập và tài sản của các quan chức nhà nước cùng gia đình trực hệ của họ, như một cách để đảm bảo tính minh bạch và chống tham nhũng.

Thế nhưng, chính sách mới trong bối cảnh COVID-19, cộng thêm sự thay đổi về lập pháp đã kéo dài thời hạn này. Do đó, bản kê khai tài sản cho cả năm 2019 và 2020 của các quan chức Kyrgyzstan sẽ được công bố vào tháng 11/2021.

Sự trì hoãn này diễn ra vào một thời điểm đặc biệt trong đời sống chính trị của đất nước - giữa các cáo buộc mua phiếu bầu và những vi phạm bầu cử khác, khiến kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội tổ chức vào tháng 10/2020 bị hủy, các cuộc biểu tình bạo loạn bùng phát.

Tháng 1/2021, đương kim Thủ tướng Sadyr Zhaparov đắc cử Tổng thống Kyrgyzstan, nắm trong tay những quyền hành lớn, khi vừa đứng đầu Nhà nước, vừa đứng đầu Chính phủ.

Các cuộc bầu cử tiếp theo, trong đó có cuộc bầu cử Quốc hội vào cuối năm nay, sẽ là cơ hội đầu tiên của công dân để nói lên tiếng nói kể từ thời điểm đầy biến động nêu trên. Thế nhưng, nếu việc kê khai tài sản bị trì hoãn, những chủ nhân của lá phiếu sẽ khó có thể xem xét kỹ lưỡng bất kỳ quan chức nào trước đây hoặc đương nhiệm tranh cử, đặc biệt là về khả năng làm giàu bất chính, tài sản đáng ngờ hoặc các sai phạm khác.

Elizaveta Umurzakova, Phó Tổng Biên tập của Economist.kg cho biết: “Không có thông tin, dù là ít ỏi nhất, có thể giúp cho công chúng và các nhà báo".

"Thanh gươm giy"

Kyrgyzstan là quốc gia Trung Á duy nhất công khai một số thông tin kê khai tài sản của công chức. Thế nhưng, sự chậm trễ hiện tại đã làm trầm trọng thêm những yếu kém trong cuộc chiến chống tham nhũng tồn tại đã nhiều năm ở đây.

Dự án Báo cáo tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP) và cơ quan truyền thông Kloop (Kyrgyzstan) đã xem xét hơn 1.000 tờ khai được nộp từ năm 2010 đến năm 2018 của các quan chức cấp cao và thành viên Quốc hội Kyrgyzstan, qua đó nhận thấy một điểm chung: Thông tin công bố công khai ít ỏi về tài sản, thu nhập đã bị thu hẹp cả về số lượng và giá trị. Thêm vào đó, sự giám sát yếu kém và thực thi theo kiểu "chọn lọc" đã khiến công cụ chống tham nhũng này giống như một "thanh gươm giấy", chỉ mang tính hình thức.

Aigul Akmatzhanova, Trưởng Văn phòng Minh bạch Quốc tế Kyrgyzstan (TI Kyrgyzstan) cho biết: “Đôi khi các tờ khai khiến bạn phải bật cười - một số trong các quan chức thậm chí không có một căn hộ để ở”.

Hệ thống kê khai tài sản thu nhập, được áp dụng từ năm 2005 ở Kyrgyzstan, đã bộc lộ một hạn chế rõ ràng: Mặc dù các biểu mẫu bao gồm 16 trang thông tin, nhưng chỉ có trang tóm tắt chung được công khai.

Trong thập kỷ qua, định dạng của bản tóm tắt này đã thay đổi nhiều lần. Một số dữ liệu đã bị xóa bỏ, trong khi các thông tin khác trở nên khó giải thích hơn.

Ví dụ, trong năm 2010 và 2011, bản tóm tắt có thông tin chi tiết về thu nhập và một số thông tin chung về tài sản, bao gồm giá trị và ngày mua - nhưng không phân biệt giữa bất động sản và các tài sản khác. Biểu mẫu thời gian này cũng bao gồm thông tin về các khoản vay và nợ.

Từ năm 2012 - 2014, các bản tóm tắt đã phân biệt giữa bất động sản và các tài sản khác, nhưng lại ngừng liệt kê giá trị và ngày mua. Mẫu này cũng không còn liệt kê các khoản vay và nợ.

Một số thông tin bổ sung về "khoản chi tiêu đáng kể" đã xuất hiện trong năm 2015 và 2016, nhưng phiên bản gần đây nhất của trang tóm tắt, được đưa ra vào năm 2017, không còn phân biệt giữa các nguồn thu nhập khác nhau. Ngoài ra, vì đơn vị đo lường cho các tài sản được khai báo hiện vẫn để "có thể là “mét vuông” hoặc “hecta”", nên kích thước sẽ không rõ ràng nếu người khai báo không ghi cụ thể.

Với công cụ chống tham nhũng này, người dân có thể mong đợi các nhân viên của Cơ quan Thuế Nhà nước - đơn vị chịu trách nhiệm xem xét bản kê khai của các quan chức - đi sâu xem xét kỹ từng chi tiết trong tờ khai dài 16 trang.

Thực tế như thế nào?

Erkin Sazykov, thư ký báo chí của cơ quan thuế, dù không nói về việc có hay không xem xét kỹ toàn bộ bản kê khai, nhưng cho biết: “Để các nhân viên dịch vụ thuế không phải xem từng trang, đã có một bản tóm tắt"; và "tất cả dữ liệu được lấy từ đó".

Đăng ký thu nhập hoặc tài sản dưới tên các thành viên trong gia đình là một cách thức điển hình để quan chức Kyrgyzstan làm chệch hướng sự chú ý. Ảnh: Alina Pechenkina

Bên cạnh đó, giá trị của tài sản được ghi trên biểu mẫu do người kê khai cung cấp và không được xác minh một cách độc lập. Nhân viên dịch vụ thuế cũng không xác minh xem các quan chức có tài sản hoặc tài khoản ngân hàng ở nước ngoài hay không. Họ nói rằng, mình không có thẩm quyền điều tra tài sản thuộc về gia đình trực hệ của người nộp thuế, mặc dù chúng được nêu trong các tờ khai. "Trong khi, tài sản do người thân trong gia đình nắm giữ là một cách điển hình để các quan chức Kyrgyzstan che giấu tiền", theo OCCRP.

Điểm đáng chú ý cuối cùng, nhân viên dịch vụ thuế đã không so sánh tờ khai gần nhất với các tờ khai đã nộp trong những năm trước.

"Quên" khai báo 45 công ty

Điển hình là trường hợp của Kubanychbek Jumaliyev, một thành viên Quốc hội thực hiện kê khai thiếu sót nghiêm trọng.

Kubanychbek Jumaliyev đã liệt kê thu nhập, một số tài sản và một chiếc xe hơi, nhưng lại "quên" đề cập đến 45 công ty mà ông hoặc vợ đã đăng ký với tư cách là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu.

Phó Tổng Biên tập của Economist.kg Elizaveta Umurzakova là người đầu tiên báo cáo sự việc này vào năm 2019. Umurzakova đã phát hiện ra các công ty trong sổ đăng ký kinh doanh của Kyrgyzstan và so sánh với các kê khai của Jumaliyev, để xác định chỗ thiếu sót.

Cơ quan thuế khẳng định với OCCRP rằng, đã nắm được vi phạm này và chuyển vụ việc lên Văn phòng Tổng Công tố. Tuy nhiên, phải đến sau khi Economist.kg công bố những phát hiện của mình, các nhà chức trách mới xem xét vấn đề.

Cảnh sát Tài chính đã điều tra Jumaliyev về tội “làm giàu bất hợp pháp” và “tham gia bất hợp pháp với tư cách là một quan chức kinh doanh”, nhưng thẩm quyền điều tra sau đó đã bị dỡ bỏ, và hiện vụ việc vẫn chưa được xem xét rõ ràng.

Đầu tháng 2/2021, Jumaliyev đã bị bắt giữ, nhưng vì các cáo buộc lạm dụng quyền lực không liên quan đến vụ việc nêu trên.

Jumaliyev không phải là thành viên Quốc hội Kyrgyzstan duy nhất kê khai không đầy đủ. Vào năm 2019, cơ quan thuế cho biết, đã chuyển 79 trường hợp đến Tổng Công tố (đại diện cho gần 2/3 tổng số nhà lập pháp) sau khi xem xét các bản kê khai được nộp vào năm trước. Tuy nhiên, sau đó, không có cá nhân nào bị xử phạt vì những vi phạm này và cơ quan thuế cũng không công bố tên của họ, mặc dù có quy định công khai rõ ràng.

Đó là câu chuyện của cán bộ cấp cao. Còn đối với những nhân viên nhà nước thông thường, việc thực thi được đánh giá là nghiêm ngặt hơn. Trong số khoảng 58.000 nhân viên đã khai báo vào năm 2019, hơn 3.000 người đã bị xử phạt, theo Tổng Công tố.

Chính phủ biết công c kê khai tài sn "có vn đ"

Vào tháng 6/2020, những đề xuất sửa đổi văn bản luật đã được đưa ra tại Quốc hội, với lý do lo ngại về "tham nhũng chính trị và có hệ thống" và "sự không cân xứng trong chi tiêu của cán bộ nhà nước so với thu nhập của họ".

Với sự thẳng thắn, đề xuất về cơ bản xác nhận rằng, các quan chức Chính phủ thường cố gắng che giấu việc làm giàu bất hợp pháp và trốn thuế, bằng cách đặt tài sản của họ dưới tên của người thân hoặc những người ủy quyền khác. Các ý kiến cũng ghi nhận, báo chí đã vạch trần những tài sản bất động sản thuộc sở hữu, sử dụng và giao dịch mua bán của các công chức.

Akmatzhanova, người đứng đầu TI Kyrgyzstan, cho rằng, cần một hệ thống trừng phạt mạnh mẽ, chấm dứt tình trạng quan chức không bị xử phạt ngay cả khi kê khai sai, hay cung cấp thông tin sai lệch.

Ở nhiều quốc gia, kê khai tài sản, thu nhập là một công cụ chống tham nhũng được xem trọng.

Với Ukraine, đây là công cụ quan trọng để buộc các quan chức phải chịu trách nhiệm. Và, các thông tin kê khai được công bố rộng rãi.

“Hệ thống kê khai để làm gì? Trước hết, để công dân có thể giám sát cách các chính trị gia đại diện cho họ đang thực hiện nhiệm vụ của mình và liệu họ có đang lạm dụng quyền lực này hay không”, Anton Marchuk, chuyên gia tại Trung tâm Hành động Chống Tham nhũng của Ukraine nói và nhấn mạnh: “Đối với các nước như Ukraine và các nước Trung Á như Kyrgyzstan, hệ thống này giúp phát hiện ra các quan chức tham nhũng".

Ngọc Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.

Công Thắng - Phạm Hoa

21:13 11/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm