Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/12/2020 - 06:38
(Thanh tra)- Bài toán khí hậu đang trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh nhiều nước rót tiền vào các hoạt động nhằm hồi phục kinh tế sau cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 sẽ làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Làm thế nào để đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Ảnh: REUTERS
Hiệp ước Liêm chính (Integrity Pact) ở Hy Lạp, Hungary và Slovenia là 3 ví dụ điển hình cho thấy sự giám sát của người dân có thể cải thiện hoạt động mua sắm công như thế nào - vì lợi ích của cả người dân và hành tinh.
Bài toán khí hậu
Bài toán khí hậu và vấn đề làm thế nào để đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu đang được cả thế giới quan tâm.
Bài toán càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh nhiều nước rót tiền vào các hoạt động nhằm hồi phục kinh tế sau cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 sẽ làm tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Mới đây, Hội nghị Tham vọng về khí hậu, được tổ chức trực tuyến vào ngày 12/12 với sự đồng chủ trì của Liên hợp quốc, Anh và Pháp, hợp tác với Chile và Ý, chứng kiến sự tham gia của hơn 70 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen...
Tuy nhiên, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình tái cam kết mục tiêu Trung Quốc đạt phát thải bằng 0 vào năm 2060, thì lại hầu như không đưa ra chi tiết mới nào về việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong thập niên tới.
Về phần mình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố sẽ “vượt kỳ vọng” trong việc hạn chế khí CO2 vào năm 2047, dịp kỷ niệm 100 năm ngày Ấn Độ độc lập, nhưng lại không đề cập đến khả năng giảm sản lượng than đá.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi tất cả lãnh đạo thế giới hãy tuyên bố biến đổi khí hậu là tình trạng khẩn cấp. Hiện, đã có 38 quốc gia gọi biến đổi khí hậu là vấn đề khẩn cấp của quốc gia.
Thỏa thuận xanh và nguy cơ tham nhũng
Trong bối cảnh đó, Liên minh châu Âu (EU) cũng tỏ rõ sự nghiêm túc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Với Thỏa thuận xanh của châu Âu và ngân sách mới dành cho nó, đây được cho là kế hoạch để nền kinh tế lớn thứ hai hành tinh trung hòa khí hậu (climate-neutral) vào năm 2050. Để điều này thành hiện thực, EU đang phân bổ khoảng 1 nghìn tỷ euro trong 10 năm tới.
Theo đó, các quỹ xanh của EU sẽ được chi cho những biện pháp thúc đẩy năng lượng sạch và bảo vệ đa dạng sinh học của lục địa, nhưng cũng cho một "làn sóng cải tạo" lớn được dự kiến trong thập kỷ tới. Kế hoạch này là đầu tư vào cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu với những hậu quả tàn khốc của biến đổi khí hậu - chẳng hạn như lũ lụt nghiêm trọng - và cũng làm giảm lượng khí thải carbon của EU lên môi trường. Điều này có nghĩa là điều chỉnh các cấu trúc hiện có hoặc xây dựng những cấu trúc mới mang tính bền vững.
Tuy nhiên, các dự án xây dựng luôn là đối tượng đặc biệt dễ bị tham nhũng. Rủi ro tham nhũng còn tăng lên đối với các dự án khí hậu hay dự án xanh bởi những phức tạp kỹ thuật trong đó.
Và, với một môi trường rủi ro cao như vậy, sự giám sát của người dân có vai trò rất quan trọng. Đây là lúc cần tới Hiệp ước Liêm chính.
Hơn một nửa trong số 1 nghìn tỷ euro cho kế hoạch xanh của EU sẽ đến từ ngân sách 7 năm tiếp theo, phần lớn trong số đó sẽ được đầu tư thông qua hợp đồng công. Các quỹ này đứng trước nguy cơ bị lạm dụng nếu như không áp dụng các cơ chế giám sát mở, điều khiển bằng dữ liệu để bảo vệ các hợp đồng công.
Cùng với EC, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã và đang thí điểm "Hiệp ước Liêm chính" - một cách tiếp cận nhằm giảm thiểu rủi ro tham nhũng trong hợp đồng công, bao gồm cả trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Mô hình đã được áp dụng cho 18 dự án tại 11 quốc gia trên toàn EU.
Đây là thủ tục pháp lý gồm thỏa thuận giữa một Chính phủ hoặc một cơ quan Chính phủ với các nhà thầu tham gia hợp đồng Nhà nước.
Thỏa thuận liêm chính quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên với mục đích không để xảy ra việc đưa và nhận hối lộ, hoặc tình trạng cấu kết, thông đồng giữa các đơn vị tham gia đấu thầu để giành được hợp đồng...
Bằng cách mở rộng quy trình ký hợp đồng với sự giám sát của công chúng, từ đấu thầu đến bàn giao, Hiệp ước Liêm chính đã giúp thúc đẩy tính liêm chính trong mua sắm công, bao gồm cả các dự án liên quan đến khí hậu.
Hiệp ước Liêm chính ở Hy Lạp, Hungary và Slovenia là 3 ví dụ điển hình cho thấy sự giám sát của người dân có thể cải thiện hoạt động mua sắm công như thế nào - vì lợi ích của cả người dân và hành tinh.
Giám sát việc xây dựng hệ thống chống lũ lụt tại Athens, Hy Lạp
Ở Athens, việc xây dựng hệ thống phòng, chống lũ lụt mới đang được giám sát thông qua Hiệp ước Liêm chính. Hầu như mùa Đông nào ở đây cũng có mưa lớn dẫn đến lũ lụt, gây thiệt hại nghiêm trọng về cả người và của.
Hiện, các đường ống bảo vệ đang được xây dựng ở 2 thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt là Aghios Ioannis Rentis-Nikaia và Tavros-Moschato. Mạng lưới dài 7km sẽ chuyển nước lũ khỏi những khu vực này, bảo vệ khoảng 30.000 công dân. Để nhà cửa và cuộc sống của họ được ổn định, điều quan trọng là ngân sách 12,5 triệu euro của dự án được chi tiêu vì lợi ích tốt nhất của họ.
Việc giám sát do TI thực hiện ở Hy Lạp đã đóng góp đáng kể vào việc này. Những điểm bất thường trong các văn bản chính thức đã được sửa chữa để phù hợp với Luật Mua sắm công mới của quốc gia và cạnh tranh công bằng với sự tham gia bình đẳng của các nhà thầu trong thủ tục trao hợp đồng đã được thực thi.
Xây dựng hồ chứa lũ ở Đông Hungary
Những thay đổi tích cực trong mua sắm công cũng rất cần thiết ở Hungary, nơi nạn tham nhũng có hệ thống gây ra lạm phát giá ước tính là 20% trong các hợp đồng Chính phủ.
Hiệp ước Liêm chính địa phương, do TI Hungary thực hiện, giám sát việc xây dựng một hồ chứa lũ tại ngã ba sông Tisza và sông Tur. Khu vực miền Đông Hungary là nơi thường xuyên bị lũ lụt, nhiều cuộc sơ tán quy mô lớn và thiệt hại ước tính hàng trăm triệu euro đã diễn ra trong những thập kỷ gần đây.
Hồ chứa khẩn cấp mới trị giá 89 triệu euro đang được xây dựng sẽ không chỉ bảo vệ khoảng 130.000 người sống trong khu vực mà còn giúp bảo tồn thiên nhiên, phục hồi nguồn cung cấp nước cho hệ sinh thái và góp phần bảo vệ một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
TI Hungary đã theo dõi dự án kể từ khi bắt đầu vào năm 2016. Các khuyến nghị của họ nhằm cải thiện quy trình đấu thầu thông qua cạnh tranh hơn đã được thực hiện, trong khi các khóa đào tạo đề xuất về chống tham nhũng đã được cơ quan ký kết thực hiện.
Giảm lượng khí thải carbon của các bệnh viện ở Slovenia
Thực hiện các biện pháp bảo vệ chống lại hậu quả của khủng hoảng khí hậu chỉ là một khía cạnh của hành động khí hậu. Điều quan trọng hơn nữa là giảm lượng khí thải carbon để làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu càng xa càng tốt. Bộ Y tế Slovenia bắt đầu cải tạo hệ thống năng lượng của 2 bệnh viện đa khoa ở thành phố Trbovlje và Novo Mesto để giảm tiêu thụ và tác động của chúng.
Trước đây, các bệnh viện ở Slovenia thường được xây dựng với ít sự giám sát, và chi phí trang thiết bị cao hơn nhiều so với mức thực tế. Điều này đã làm cho công việc giám sát của TI Slovenia trở nên đặc biệt có ý nghĩa: Mặc dù dự án phức tạp nhưng vẫn đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin và liên lạc cập nhật giữa tất cả các bên và công chúng. Nhiều khuyến nghị chính của họ đã được các cơ quan chức năng thực hiện, thậm chí một số còn vượt ra ngoài phạm vi của dự án.
TI Slovenia gần đây đã tổ chức một khóa đào tạo trực tuyến cho nhân viên bệnh viện về cách báo cáo những nghi ngờ tham nhũng. Các nỗ lực bảo vệ công quỹ cũng đã dẫn đến mối quan hệ được cải thiện giữa xã hội dân sự và các cơ quan công quyền, tạo tiền đề cho sự hợp tác tiềm năng về chống tham nhũng trong tương lai.
Bảo vệ công quỹ, cho con người và hành tinh
Chúng ta đang ở một điểm mấu chốt trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu: Nếu chúng ta muốn có cơ hội lật ngược tình thế, thì không thể để mất thời gian, không lãng phí các khoản đầu tư xanh.
Trên con đường đạt được mức phát thải bằng 0 của EU, lĩnh vực xây dựng là chủ chốt - hiện chịu trách nhiệm cho hơn 1/3 lượng khí thải của EU. Là một lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, xây dựng cũng rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của EU khỏi đại dịch Covid-19, điều này phải đi đôi với quá trình chuyển đổi xanh.
Các quỹ công, có thể là dành cho hành động khí hậu hoặc phục hồi đại dịch, phải được bảo vệ chống lại tham nhũng và điều quan trọng là các biện pháp kiểm tra và giám sát thích hợp phải được đưa vào trong kế hoạch thực hiện.
Hoài Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.
Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải