Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chương trình Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (2)

Thứ năm, 17/02/2022 - 08:00

(Thanh tra) - Công tác thực hành tiết kiệm (THTK), chống lãng phí (CLP) năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP. Trong đó tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể sau:

Thành phố Tuyên Quang được quy hoạch theo hướng hiện đại. (Ảnh minh họa:nhandan.com.vn)

1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước

a) Trong năm 2022, thực hiện siết chặt kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước; bảo đảm chi ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 20/12/2021, trong đó:

- Thực hiện tiết kiệm tối thiểu 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) so với dự toán năm 2021 theo quy định tại Thông tư số 61/2021/TT-BTC ngày 26/7/2021 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng ngân sách Nhà nước 2022, kế hoạch ngân sách Nhà nước 3 năm 2022-2024; Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 15/12/2021 của HĐND tỉnh quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Trong điều hành, tiếp tục triệt để tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách như: đoàn ra, đoàn vào, khánh tiết, hội thảo, hội nghị...

Không bố trí chi thường xuyên đối với các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 quy định về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý ngân sách Nhà nước về khoa học và công nghệ trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, đề cao tinh thần tự lực, tự cường; xây dựng rõ trọng tâm, trọng điểm nghiên cứu; tập trung giải quyết dứt điểm từng việc, không dàn trải, dây dưa kéo dài làm lãng phí nguồn lực; hướng tới phục vụ sản xuất, kinh doanh, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; khơi thông nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thực hiện công khai về nội dung thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật.

- Sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước tập trung ưu tiên cho phát triển giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Ngân sách Nhà nước đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho một số cơ sở giáo dục đào tạo công lập.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn lực ngoài Nhà nước đầu tư cho giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao.

- Sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho sự nghiệp y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tổng thể các nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế tuyến cơ sở. Từng bước chuyển chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.

b) Quyết liệt đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Triển khai việc giao quyền tự chủ toàn diện cho khu vực sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tập trung thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg ngày 12/8/2021 đảm bảo đúng quy định, công khai minh bạch, không làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên xây dựng dự toán chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 giảm tối thiểu 15% so với dự toán chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2017 - 2021, năm 2022 giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tương ứng mức giảm chi thường xuyên từ ngân sách, hướng tới mục tiêu năm 2025 giảm tối thiểu bình quân 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021.

Các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước so với giai đoạn 2016 - 2020, dự toán chi năm 2022 giảm tối thiểu 2% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

2. Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để vốn đầu tư công thực sự đóng vai trò dẫn dắt, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài Nhà nước; tạo chuyển biến rõ nét trong đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện sắp xếp danh mục các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên, bố trí vốn đầu tư tập trung, tránh dàn trải đảm bảo các công trình được đưa vào sử dụng đúng tiến độ.

b) Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư, chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% các dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định.

c) Phân bổ vốn đầu tư ngân sách Nhà nước năm 2022 phải thực hiện đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị quyết của Quốc hội có liên quan; Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 30/12/2020 của HĐND tỉnh Tuyên Quang quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 67/NQ-HĐND ngày 20/12/2021 của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 20/12/2021 của HĐND tỉnh về phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Tuyên Quang.

Thực hiện bố trí vốn đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm; hạn chế tối đa việc kéo dài thời gian thực hiện và bố trí vốn. Ưu tiên thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi tối thiểu 50% số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2022, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch; các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành năm 2022; bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư.

d) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân.

Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; thực hiện cắt bỏ những dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả; cắt giảm số lượng các dự án khởi công mới, bảo đảm từng dự án khởi công mới phải có giải trình cụ thể về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và sự tuân thủ các quy định pháp luật.

đ) Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán dự án hoàn thành.

(Còn nữa)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

Viện Trần Nhân Tông trúng thầu giá cao, dù tiết kiệm thấp cho ngân sách

(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.

Công Thắng - Phạm Hoa

21:13 11/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm