Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/02/2011 - 08:47
Đài Loan có câu tục ngữ: “Có tiền xử sống, không tiền xử chết” để phê phán nạn quan tòa ăn hối lộ. Cơ quan điều tra của Đài Loan vừa lôi nhiều quan tòa mất phẩm chất đạo đức ra trước công chúng nhằm thể hiện quyết tâm làm trong sạnh đội ngũ thẩm phán.
Ông Lai In-jaw, Chủ tịch Pháp viện, phải từ chức vì nạn tham nhũng của quan tòa Đài Loan
Trong hai tháng 7 và 8-2010, người Đài Loan kinh hoàng vì số thẩm phán bị bắt giữ, điều tra nhiều kỷ lục.
Bắt hàng loạt quan tòa
Giữa tháng 7-2010, ba thẩm phán tòa thượng thẩm gồm Lee Chun-di, Chen Jung-he, Tsai Kuang-chi và công tố viên Chiu Mao-jung bị bắt. Một thẩm phán khác là Lin Ming-chun bị mời thẩm vấn. Những người này liên quan tới vụ xử Her Jyh-huei, cựu nghị sĩ, cựu chủ tịch huyện, can tội nhận hối lộ.
Trong lần sơ thẩm thứ nhất, Her Jyh-huei bị kêu án 19 năm tù. Lần thứ hai, thẩm phán Lin Ming-chun xử còn 14 năm tù. Her Jyh-huei kháng án. Ra tòa thượng thẩm tháng 5-2010, ông được tha bổng. Kết quả trắng án giúp Her Jyh-huei có cơ hội quay trở lại chính trường và ứng cử vào cơ quan lập pháp năm 2011.
Quyết định tha bổng của tòa khiến các cơ quan điều tra vào cuộc vì nghi ngờ chạy án. Cuộc điều tra cho thấy Her Jyh-huei đã đưa ít nhất 171.190 USD để hối lộ các thẩm phán. Các thẩm phán bị bắt, còn Her Jyh-huei kịp thời trốn khỏi nhà ngay trước khi cảnh sát tới. Vụ việc này khiến ông Lai In-jaw, Chủ tịch Tối cao Pháp viện, cơ quan luật pháp cao nhất chịu trách nhiệm giám sát hệ thống tòa án Đài Loan, phải từ chức.
Không dừng lại ở đó, tiếp tục có nhiều thẩm phán nhận hối lộ bị chỉ đích danh. Chỉ vài ngày sau, cựu ca sĩ (???) Angela Ying, người tư vấn pháp luật cho phạm nhân trong các nhà tù, đã tố cáo một thẩm phán tòa thượng thẩm khác tống tiền một phạm nhân can tội giết người. Vị thẩm phán này đòi 100.000 USD để “xử sống” nhưng phạm nhân không kiếm được số tiền mà ông ta đòi hỏi nên đã bị tuyên án tử hình. Cơ quan điều tra xác định tên của thẩm phán đó là Chen Jung-ho.
Tháng 8-2010, thẩm phán tòa thượng thẩm Kao ming-che bị điều tra vì đề nghị với hai đồng nghiệp tha bổng cho một bị can phạm tội lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn. Bị can này là con trai của thẩm phán tòa tối cao Hsiao Yang-kuei, đã bị tòa dưới kêu án sáu tháng tù. Ông Hsiao Yang-kuei cũng bị điều tra để xác định xem có yêu cầu thẩm phán tòa thượng thẩm cứu con mình khỏi cảnh tù tội hay không.
Trong số các trường hợp thẩm phán nhận hối lộ, báo chí Đài Loan đặc biệt chú ý theo dõi sát thẩm phán tòa thượng thẩm Yang Ping-chen để khai thác những mẩu chuyện “giật gân” về lối sống của ông này nhằm thu hút người đọc. Yang Ping-chen bị điều tra về tội nhận hối lộ để xử cho bị can Chang Ping-lun trắng án. Chang Ping-lun cũng là một thẩm phán tòa thượng thẩm, bị tòa dưới kêu án 12 năm tù vì tội nhận hối lộ. Chang Ping-lun đã trốn sang Trung Quốc. Yang Ping-chen sức khỏe kém nên xử ít vụ án hơn các đồng nghiệp của mình nhưng lại siêng lui tới nhà hàng, khách sạn trong giờ làm việc để gặp bồ và gái mại dâm.
Dân chúng ngán ngẩm
Từng ấy vụ việc đã khiến người Đài Loan bày tỏ sự ngao ngán, ngờ vực tính công minh trong việc xử án của thẩm phán. Kết quả một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy có tới 70% người Đài Loan trả lời phỏng vấn thú nhận họ đã lung lay niềm tin đối với hệ thống tư pháp của Đài Loan.
Đứng trước tình hình này, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu cố làm dịu cơn giận của dân chúng bằng cách kêu gọi thành lập một cơ quan chống tham nhũng dựa theo mô hình của Ủy ban Độc lập chống tham nhũng Hong Kong và Cục Điều tra tham nhũng Singapore. Đặc khu Hong Kong của Trung Quốc và quốc gia Singapore nổi tiếng ít tham nhũng nhất châu Á một phần nhờ hai cơ quan điều tra chống tham nhũng nổi tiếng này. Cả hai được áp dụng các phương pháp điều tra mạnh tay.
Cục điều tra tham nhũng Singapore có quyền bắt giữ kẻ tình nghi không qua xét xử và điều tra không chỉ kẻ tình nghi mà còn thân nhân hay người quản lý công việc của họ. Cục Điều tra tham nhũng Singapore có thể xem hồ sơ tài chính hay các loại giấy tờ khác của các thành viên trong gia đình kẻ tình nghi. Ủy ban Độc lập chống tham nhũng Hong Kong có quyền điều tra độc lập bất cứ sự vi phạm nào khác được phát hiện trong tiến trình điều tra tham nhũng.
Theo ông Mã Anh Cửu, đơn vị chống tham nhũng của Đài Loan tuyển dụng khoảng 200 người để thực hiện mục tiêu ban đầu là giảm tỉ lệ tội hình sự và tăng tỉ lệ xử phạt. Ông Mã Anh Cửu nhấn mạnh sự khác biệt lớn giữa cơ quan chống tham nhũng của Đài Loan với Singapore và Hong Kong. Cụ thể, cơ quan chống tham nhũng của Đài Loan sẽ không đặt dưới sự kiểm soát của lãnh đạo chính quyền cao cấp mà dưới sự kiểm soát của cơ quan tư pháp.
Hiện dư luận Đài Loan chưa nhất trí ủng hộ sự thành lập cơ quan chống tham nhũng như nhà lãnh đạo Đài Loan trình bày. Tuy nhiên, các tầng lớp trong xã hội Đài Loan đều nhận thấy áp lực của việc xây dựng hệ thống tòa án trong sạch, đáng tin cậy đang thôi thúc mạnh mẽ.
(PL TPHCM)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.
Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh