Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tránh cách nhìn giáo dục nghệ thuật là… “môn phụ”

Thứ tư, 21/08/2019 - 20:56

(Thanh tra) - Người làm quản lý giáo dục nói chung, giáo dục nghệ thuật nói riêng cần tránh cách nhìn nhận giáo dục nghệ thuật chỉ là… “môn phụ”.

Hiện ở nhiều trường phổ thông vẫn có tâm lý coi âm nhạc là môn học phụ. Ảnh: internet

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã phát biểu như vậy tại Hội nghị “Nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học” tổ chức ngày 21/8 tại Hà Nội.

Bất cập trong bố trí giáo viên

Từ năm 2000 đến nay, âm nhạc đã trở thành một môn học trong các bậc học phổ thông. Tuy nhiên, dường như môn học này đang được dạy và học theo kiểu… “cưỡi ngựa xem hoa”.

Bà Vũ Mai Lan - chuyên viên âm nhạc, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội có 816 giáo viên âm nhạc cấp THCS/624 trường. Trong đó, 40% giáo viên có trình độ đại học; 60% giáo viên được đào tạo trình độ cao đẳng tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm âm nhạc.

Tuy nhiên, việc bố trí giáo viên dạy môn Âm nhạc còn bất cập. Một số trường chỉ có 1 giáo viên dạy âm nhạc cho tận 22 - 25 lớp, nhưng ở những trường nằm tại quận trung tâm, lại có 4 giáo viên nhạc dạy trong trường cho 40 lớp.

Đó là chưa kể, giáo viên dạy âm nhạc còn kiêm nhiệm thêm nhiều công tác khác như tổng phụ trách, tổ chức phong trào của trường.

Ở một số trường học, bộ môn này chưa được Ban Giám hiệu quan tâm, tạo điều kiện về thiết bị dạy học, cơ sở vật chất do tâm lý coi môn Âm nhạc là “môn phụ”.

Trước thực trạng đó, Bộ trưởng Bộ Phùng Xuân Nhạ cho rằng, phải thay đổi nhận thức về giáo dục nghệ thuật. “Người làm quản lý giáo dục nói chúng, giáo dục nghệ thuật nói riêng cần tránh cách nhìn nhận giáo dục nghệ thuật chỉ là… “môn phụ”” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng thời khẳng định: “Giáo dục nghệ thuật là một thành tố của giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mỹ. Khi có một cảm thụ tốt về nghệ thuật thì chân thiện mỹ, tính nhân bản, tiềm năng sáng tạo đươc khơi dậy”.

Để nâng cao chất lượng dạy và học môn nghệ thuật ở trường phổ thông hiện nay, bà Vũ Mai Lan cho rằng, thời gian tới, Bộ GD&ĐT cần có kế hoạch rà soát, kiểm tra về cơ sở vật chất và việc dạy học môn Âm nhạc ở bậc THCS trên toàn quốc.

Qua đó, nắm được cơ sở vật chất ở từng địa phương, việc thừa - thiếu giáo viên, chất lượng dạy và học của bộ môn để có giải pháp như tăng cường đào tạo, bổ sung đội ngũ giáo viên.

Cùng với đó là mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn những nội dung cần thiết để xây dựng và phát triển một đội ngũ giáo viên âm nhạc THCS đầy đủ và có chất lượng.

Phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên

Trong Chương trình GDPT mới là môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) được triển khai ở các cấp học. Nhiều người lo ngại đội ngũ giáo viên nghệ thuật hiện tại khó có đủ khả năng đáp ứng đảm nhận theo kế hoạch đề ra

Về việc này, bà Vũ Mai Lan hiến kế: Bộ GD&ĐT cần chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên âm nhạc, các khoa sư phạm âm nhạc đầu tư xây dựng chương trình, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung các tín chỉ trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm âm nhạc, bám sát vào nội dung dạy và học Chương trình GDPT mới.

Riêng đội ngũ giáo viên giảng dạy cấp THPT, bà Vũ Mai Lan đề xuất, nên tuyển dụng đối tượng giáo viên dạy cấp THPT là những sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng, đại học từ các trường đào tạo chuyên nghiệp như: Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Học viện Âm nhạc Quốc gia…

“Đội ngũ sinh viên này chắc chắn đảm bảo, đáp ứng được việc thực hiện chương trình mới theo lộ trình năm 2022 - 2023 dạy âm nhạc cấp THPT hiệu quả, chất lượng” – bà Vũ Mai Lan nhấn mạnh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc, mỹ thuật.

Bộ trưởng cho rằng, muốn có đội ngũ giáo viên tốt thì trước hết cơ sở đào tạo ra giáo viên đó phải tốt. Hiện nay, chúng ta đã có nhiều cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật trong trường phổ thông, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập.

“Đó là chương trình đào tạo chưa thống nhất. Có hiện tượng trường chất lượng thấp thì đầu vào “thoáng”, quá trình học dễ đạt điểm cao, dễ ra trường. Trường chất lượng tốt lại khắt khe hơn” - Bộ trưởng nói.

Ông Nhạ đề nghị, lãnh đạo các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật phải chuẩn hóa chương trình đào tạo. Lưu ý hạn chế tính hàn lâm trong chương trình này.

Về yêu cầu đầu vào, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến năng khiếu nghệ thuật và năng khiếu sư phạm. Các trường có thể đề nghị lên Bộ GD&ĐT về tính đặc thù trong nội dung này.

Ngoài chương trình, nội dung quan trọng khác được Bộ trưởng đề cập là chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên, trước hết là giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên. Khuyến khích mời cộng tác viên là các nghệ nhân đến giảng dạy, đặc biệt là người có nghiệp vụ sư phạm...

Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm