Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 14/10/2019 - 14:39
(Thanh tra) – Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, cử tri đánh giá cao công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi 2019 an toàn, nghiêm túc. Tuy nhiên cử tri còn băn khoăn về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ trong kỳ thi 2018.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải
Sáng ngày 14/10, sau phiên khai mạc phiên họp 38, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp 7, Quốc hội khoá XIV.
Trình bày báo cáo, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho hay, qua phân loại, có 2.224 kiến nghị liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp…
Các lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của cử tri như Tài nguyên Môi trường, Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Lao động Thương binh Xã hội, Giao thông Vận tải.
“Đến nay 2.201 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời, đạt tỷ lệ 98,97%”, bà Hải nói, các bộ, ngành đã tích cực, trách nhiệm trong việc trả lời các kiến nghị của cử tri, phần lớn các văn bản trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm.
Sai phạm chủ yếu là do lỗi chủ quan của cán bộ giáo dục
Tuy nhiên, theo bà Hải vẫn còn có văn bản trả lời trích dẫn một số văn bản đã có mà chưa đề ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc nên cử tri tiếp tục kiến nghị…
Như cử tri nhiều địa phương (8 địa phương tại Kỳ họp thứ 6 và 20 địa phương tại kỳ họp thứ 7) kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc xảy ra gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018.
Trả lời kiến nghị này, Bộ GD&ĐT nêu: Bộ chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật (gồm Phần mềm chấm thi; Công tác quán triệt quy chế thi; Công tác thanh tra), Bộ đã tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và đề ra giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, trả lời này không nêu rõ có cá nhân, đơn vị nào vi phạm hay không, mức độ vi phạm và xử lý như thế nào?
Theo Trưởng Ban Dân nguyện, cử tri cho rằng vụ gian lận thi cử năm 2018 vừa qua, nhìn chung các địa phương, đặc biệt là Hòa Bình và Sơn La đã xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với cán bộ, đảng viên có vi phạm.
“Những sai phạm chủ yếu là do lỗi chủ quan của cán bộ giáo dục tại một số địa phương, tuy nhiên, Bộ GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về cả kỳ thi nói chung, là đơn vị tổ chức kỳ thi do chính mình xây dựng, nhưng thực tế cho thấy Bộ còn chưa kiểm soát tốt được toàn bộ tình hình diễn biến trong kỳ thi 2018, đặc biệt là quá trình chấm thi”, bà Hải nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ cần tiếp tục rà soát, công khai những sai sót trong phần mềm chấm thi, vì việc chấm thi tốt nghiệp THPT có sử dụng phần mềm này đã diễn ra từ năm 2016.
“Vậy những kỳ thi trước đã từng xảy ra sai sót nào hay chưa?”, bà Hải nói.
Đối với kỳ thi 2019, cũng theo bà Hải, cử tri đánh giá cao công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc. Tuy nhiên cử tri còn băn khoăn về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ trong kỳ thi 2018.
“Bộ GD&ĐT khẩn trương tiếp tục rà soát, xử lý những vi phạm tại kỳ thi 2018 nếu có, để đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật”, bà Trưởng ban Dân nguyện cho biết mong muốn của cử tri.
“Ép” phụ huynh tự nguyện tài trợ qua ban đại diện
Cũng liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT, vẫn đề lạm thu đã được cử tri nhiều địa phương đề cập và được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Bộ GD&ĐT quan tâm phối hợp với các địa phương giải quyết dứt điểm vì đây là vấn đề ảnh hưởng đến hầu hết mọi gia đình có con đang đi học.
Bà Hải thông tin, dù Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhưng hiện tượng thu trái quy định vẫn diễn biến phức tạp. Nhất là, xuất hiện nhiều hình thức mới để vận động tiếp nhận tài trợ từ phụ huynh dưới danh nghĩa xã hội hóa giáo dục, “ép” phụ huynh tự nguyện tài trợ qua ban đại diện cha mẹ học sinh, qua các thầy cô giáo.
Mục đích tài trợ thường không rõ ràng, như yêu cầu sửa sang cơ sở vật chất, làm mái che, sân chơi, sửa cổng trường, nhà vệ sinh, hệ thống điện, mua máy chiếu, lắp điều hòa, mua mực in....
“Việc chi tiêu, quản lý số tiền này trong một số trường hợp còn chưa minh bạch, gây bất bình trong dư luận phụ huynh, đặc biệt là gây lo lắng, áp lực lớn đối với những gia đình người lao động, làm công ăn lương, hoặc có thu nhập thấp, không ổn định vì số tiền đóng góp trong một số trường hợp không phải là nhỏ”, bà Hải phát biểu.
Theo Trưởng ban Dân nguyện, đây là hiện tượng đã tồn tại quá lâu, cử tri liên tục kiến nghị nhưng chưa được giải quyết dứt điểm; kiến nghị Bộ GD&ĐT tăng cường thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành, phối hợp chặt chẽ với địa phương phát hiện xử lý nghiêm, tập thể, cá nhân vi phạm, trường hợp cần thiết kiến nghị Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra chuyên đề nội dung trên.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền