Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ bảy, 09/10/2021 - 10:24
(Thanh tra) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có văn bản gửi các đại học, học viện, trường đại học và các trường cao đẳng sư phạm về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đại học (GDĐH) năm học 2021- 2022.
Các cơ sở giáo dục đào tạo chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng phương án tổ chức tuyển sinh trong bối cảnh dịch Covid -19 có diễn biến phức tạp. Ảnh: LP
Theo Bộ GDĐT, năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục tiếp tục tăng cường quán triệt thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới GDĐH và tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa bảo đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch Covid-19, vừa hoàn thành nhiệm vụ năm học, do vậy, Bộ GDĐT đề nghị các đại học, học viện, trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo sự hội nhập quốc tế.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học nói chung và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học nói riêng. Đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học; nâng cao nhận thức của toàn hệ thống về tự chủ đại học; tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình, đẩy mạnh công tác hậu kiểm.
Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an toàn cho giảng viên, sinh viên và người lao động, tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo thích ứng an toàn, linh hoạt gắn với kiểm soát dịch bệnh.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; nghiên cứu tư vấn chính sách khôi phục kinh tế, quản trị xã hội, giải quyết việc làm và những tác động của dịch bệnh tới con người, xã hội.
Các cơ sở đào tạo cần đi trước và phục vụ đắc lực vào việc khôi phục phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Về các nhiệm vụ cụ thể, Bộ GDĐT yêu cầu, các cơ sở đào tạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế địa phương xây dựng các kịch bản, thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp; bảo đảm sức khỏe cho người học, giảng viên, cán bộ quản lý và người lao động; thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong nhà trường.
Xây dựng các giải pháp hỗ trợ người học, giảng viên, cán bộ quản lý, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các giải pháp để đẩy nhanh việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người học, giảng viên, cán bộ, người lao động của cơ sở đào tạo.
Phát triển hệ thống giáo dục đại học và sư phạm, tập trung nguồn lực đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học trong việc thực hiện rà soát, đánh giá việc triển khai thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật về tự chủ đại học, hoạt động của hội đồng trường, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển sinh, đào tạo và hỗ trợ sinh viên trong việc tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh giai đoạn 2021-2025 gắn với đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT; các cơ sở đào tạo chủ động hợp tác, liên kết tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra tư duy tại các địa phương, tổ chức xét tuyển chung nhằm đáp ứng yêu cầu riêng của từng cơ sở đào tạo đồng thời tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất cho thí sinh, tránh việc thí sinh phải đi lại tốn kém hoặc phải tham dự nhiều kỳ thi…
Chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng phương án tổ chức tuyển sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp…
Đẩy mạnh công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT giai đoạn 2019-2030 để tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo.
Chú trọng thực hiện việc xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục bên trong phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và điều kiện thực tế của cơ sở đào tạo; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế; chuyển đổi số mạnh mẽ trong GDĐH.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng và thanh tra, kiểm tra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tích hợp và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác thanh tra, kiểm tra phù hợp với tình hình hoạt động đào tạo trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; tăng cường các hoạt động giám sát kết quả thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh