Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 02/04/2025 - 11:34
(Thanh tra) - Nhiều phụ huynh có con diện tuyển sinh đầu cấp (mầm non, tiểu học, THCS) năm học tới tỏ ra băn khoăn, lo lắng trước thông tin sắp xếp sát nhập cấp xã, phường hoàn thành trước 30/6/2025. Tuy nhiên, theo cán bộ ngành Giáo dục, việc sắp xếp cấp xã, phường không ảnh hưởng đến phân tuyến tuyển sinh đầu cấp hiện nay.
Sáp nhập cấp phường, xã trước 30/6 sẽ không ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh đầu cấp. Ảnh minh họa
Phụ huynh băn khoăn, lo lắng
Chị Lê Huệ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, chị đang có con chuẩn bị vào lớp 1. Khi có thông tin sáp nhập các phường trước thời điểm làm hồ sơ cho con, chị rất lo lắng.
“Nhà tôi ở phường Cầu Diễn và rất gần Trường Tiểu học Cầu Diễn. Tôi có nguyện vọng cho con học trường này theo đúng tuyến và cũng thuận lợi trong việc đưa đón. Tuy nhiên, trước thông tin sáp nhập các phường, nhiều phường có thể gộp thành một phường lớn, tôi băn khoăn không rõ con sẽ học ở đâu, có phải học xa nhà không", chị Huệ bày tỏ.
Chị Huệ băn khoăn, bởi sát nhập phường có thể dẫn đến sự thay đổi trong địa giới hành chính, làm thay đổi khu vực tuyển sinh đúng tuyến của các trường như những năm trước.
Chung tâm trạng này, chị Ngô Hồng Phượng, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng băn khoăn khi năm học tới con chị vào cấp tiểu học. "Hiện phường tôi ở có Trường Tiểu học Phương Canh với 2 cơ sở rất thuận lợi cho việc đưa đón. Tôi hy vọng việc sắp xếp lại đơn vị cấp xã, phường sẽ không gây xáo trộn trong tuyển sinh đầu cấp, con tôi vẫn được học gần nhà, thuận lợi cho việc đưa đón”, chị Phượng chia sẻ.
Còn chị Lê Tuyết năm nay có con vào lớp 6, phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm chia sẻ, ngoài ngóng thông tin tuyển sinh của Trường THCS Nam Từ Liêm gần nhà (trường chất lượng cao của quận Nam Từ Liêm ), phụ huynh còn lo lắng trước kế hoạch sáp nhập cấp phường, xã.
“Nếu đúng tuyến như những năm trước, con tôi sẽ được học tại Trường THCS Phúc Diễn. Nếu sáp nhập các phường, tôi lo các trường có thể phải đối mặt với tình trạng quá tải hoặc thiếu thốn tài nguyên”, chị Tuyết lo lắng.
Tuyển sinh đầu cấp vẫn ổn định
Chia sẻ với những băn khoăn này của các cha mẹ, đại diện một trường mầm non trên địa bàn quận Nam Từ Liêm cho biết, về cơ bản việc tuyển sinh không thay đổi nhiều khi sáp nhập các phường, xã do ngành Giáo dục quận/huyện tuyển sinh theo khu vực, tức là căn cứ vào số học sinh để giao chỉ tiêu cho các trường và kể cả có cắt tuyến thì cũng trên cơ sở cho học sinh đi học trường gần nhà, vì thế phụ huynh không lo bị xáo trộn.
"Tôi chỉ băn khoăn việc sáp nhập phường có dẫn tới sáp nhập các trường với nhau không. Nếu sáp nhập trường, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Có những trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng sau khi sáp nhập,một số tiêu chí không đảm bảo điều kiện…”, vị này bày tỏ.
Liên quan đến vấn đề trên, đại diện các Phòng Giáo dục - Đào tạo trên đại bàn thành phố Hà Nội đều khẳng định: Tuyển sinh đầu cấp của quận, huyện giữ ổn định như thời gian qua; người dân ở đâu, con em họ học đúng tuyến ở đó. Việc sắp xếp xã chỉ thay đổi tên gọi hành chính, vị trí của trường học, nơi ở của người dân không thay đổi. Kể cả khi sáp nhập nhiều phường thành một phường lớn thì việc tuyển sinh đầu cấp với mầm non, tiểu học, THCS không có gì khó khăn và xáo trộn nên phụ huynh có thể yên tâm.
Nhiều năm nay, nhiều quận, huyện khác tại Hà Nội, việc tuyển sinh đầu cấp theo tuyến rất chi tiết tới từng số nhà, tổ dân phố chứ không căn cứ theo địa giới hành chính. Không phải học sinh cư trú phường nào sẽ học trường tại phường đó.
Việc phân tuyến tuyển sinh và giao chỉ tiêu sẽ dựa trên cơ sở điều kiện thực tế của từng trường, bao gồm cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Nếu sau khi sáp nhập, số lượng học sinh tăng cao và vượt quá chỉ tiêu của trường, các em sẽ được chuyển sang học tại các trường khác trong khu vực có khả năng tiếp nhận. Chẳng hạn, học sinh ở phường Phúc Diễn có thể học tại Trường Tiểu học Cầu Diễn hoặc Trường Tiểu học Phú Diễn, tùy thuộc vào khả năng đáp ứng chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường.
Thực tế cho thấy, tuyển sinh đầu cấp luôn là việc lớn của ngành Giáo dục Hà Nội. Việc tăng dân số cơ học ở một số quận đã tạo áp lực rất lớn lên các trường. Tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, bốc thăm, xếp hàng… năm nào cũng diễn ra. Nếu không có sự vào cuộc của chính quyền, ngành Giáo dục loay hoay tự giải quyết sẽ khó tránh khỏi những tình huống không đẹp trong giáo dục như thời gian qua.
Về việc tuyển sinh đầu cấp năm học 2025 - 2026, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đã yêu cầu các đơn vị bảo đảm công khai với 5 rõ: Rõ tuyến tuyển sinh; rõ chỉ tiêu tuyển sinh; rõ thời gian tuyển sinh; rõ phương thức tuyển sinh và rõ trách nhiệm trong công tác tuyển sinh.
Ngoài ra, các trường mầm non, tiểu học và THCS có nhiệm vụ phối hợp với UBND các phường, xã, thị trấn tổ chức điều tra số trẻ ở từng độ tuổi đi học trên địa bàn, đảm bảo số liệu chính xác, phục vụ cho phân tuyến tuyển sinh.
"Căn cứ vào kết quả điều tra nêu trên và tình hình thực tế về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên, các trường chủ động xây dựng dự thảo kế hoạch công tác tuyển sinh năm học 2025 - 2026 để báo cáo cấp trên phê duyệt. Việc phân tuyến tuyển sinh và giao chỉ tiêu tuyển sinh phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của từng trường; chỉ tiêu (số lớp, số học sinh/lớp, số lớp được học 2 buổi/ngày) phải phù hợp với số phòng học của trường, trong đó ưu tiên các phòng hỗ trợ học tập và phòng học 2 buổi/ngày...", đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hay.
Như vậy, dù có sự thay đổi về địa giới hành chính do sáp nhập phường xã, công tác tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội sẽ được tổ chức khoa học và linh hoạt, nhằm đảm bảo quyền lợi và sự thuận lợi cho học sinh và phụ huynh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 5/4, ông Lê Trung Kiên - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Mường Lát cho biết, đoàn kiểm tra của huyện đã có báo cáo lãnh đạo Thường trực Huyện ủy về kết quả xác minh vụ việc một học sinh bị thương nghiêm trọng xảy ra tại Trường Tiểu học Tén Tằn (thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá) và đang chờ kết quả xử lý của cấp trên.
Hương Trà
(Thanh tra) - "Thay vì lo sợ bị trí tuệ nhân tạo (AI) “chiếm chỗ”, hãy chủ động sử dụng công nghệ như cánh tay nối dài, làm bệ phóng cho khả năng viết lách, phân tích, giao tiếp và khẳng định mình trong tương lai", theo ông Nguyễn Văn Tuyền, Giám đốc Trung tâm AI – Viện Công nghệ và Chuyển đổi số (Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam).
Đan Quế
Đan Quế
Hương Trà
Trần Kiên
Hương Giang
Hương Trà
Minh Nghĩa
Văn Thanh
Kim Thành
T. Minh
N.P
Trọng Tài
Minh Nghĩa
Trung Hà