Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phương án 1 kỳ thi: "Phút 89"... vẫn căng

Thứ tư, 03/09/2014 - 15:57

(Thanh tra) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, sẽ công bố phương án tổ chức 1 kỳ thi quốc gia trước ngày khai giảng 5/9, nhưng đến hôm nay (3/9) phương án thi vẫn là 1 ẩn số.

GS Văn Như Cương: Học sinh phải được biết phương án thi cử từ lớp 10. Ảnh: Hải Hà

Xung quanh 3 phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra, còn nhiều ý kiến không đồng tình.

GS.TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Tôi không nghiêng về phương án nào

3 phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra, tôi không nghiêng về phương án nào, vì tôi nghĩ phương án đầu tiên không khác gì phương án chúng ta đang thực hiện.

Chúng ta đang bước đầu cải tiến về phương pháp thi cử nên tôi cho rằng đến thời điểm này thế là đủ, cứ thực hiện như thi cử vừa qua trong một vài năm tới.

Khi chúng ta thay đổi chương trình, sách giáo khoa (SGK) lúc đó chúng ta mới thay đổi về phương pháp thi cử. Bây giờ cứ thay đổi về phương thức nhưng nội dung chương trình học, SGK không thay đổi thì làm gì.

Tôi nghĩ không nên vội vã mà từng bước vững chắc thực hiện.

GS Hồ Ngọc Đại, nguyên Viện trưởng Viện Giáo dục: Cả 3 phương án đều "tào lao"

Tôi thấy cả 3 phương án Bộ GD&ĐT đưa ra đều tào lao cả. 1 phương án cũng tào lao, 3 phương án cũng tào lao, 30 phương án cũng tào lao. Tại sao phải thi? Có phải thi chỉ để lấy bằng cấp?

Theo tôi, phải thay đổi quan điểm về thi cử. Học phải là vì sự sống của học sinh, không phải để làm quan, không phải vì bằng cấp. Học là sự sống, vì vậy học là thi hàng giờ, hàng ngày, để tích lũy kiến thức.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Có thể có phương án khác

Bộ GD&ĐT đang theo hướng xóa đi làm lại từ đầu, nên có thể có phương án khác. Những gì cần thay ngay thì thay ngay, những gì có thể từ từ thì nên từ từ, để tránh tốn kém.

GS Thuyết nhấn mạnh: Đổi mới tức thì hay có lộ trình? Bộ GD&ĐT muốn đổi mới tức thì, làm là làm luôn. Nhưng làm gì cũng cần có lộ trình và nên thực hiện theo 3 bước: Điểu chỉnh chương trình trước, sau đó yêu cầu giáo viên điều chỉnh phương pháp, trong thời gian đó thì tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK. Cách làm đó hay hơn nhiều so với đồng loạt thay hết SGK.

GS Văn Như Cương: Học sinh phải được biết phương án thi cử từ lớp 10

Mùa thi sắp tới, phụ huynh và học sinh khá hoang mang, nhưng gần đến ngày khia giảng rồi mà Bộ vẫn chưa quyết định thi như thế nào. Cá nhân tôi nghiêng về phương án 1 vì hiện chúng ta đang học theo môn học nên vẫn thi theo môn ví dụ thi môn Hóa, môn Lý.

Nếu bây giờ chuyển sang phương án 2 hoặc 3 thì sẽ khó cho học sinh và giáo viên vì là bài thi chứ không phải môn thi (trong 1 bài khi khoa học xã hội có Địa có Sử, bài thi khoa học tự nhiên có Lý có Hóa, Sinh) mà lại theo kiểu tích hợp thì giáo viên không biết dạy như thế nào.

Mặc dù, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nói đây chỉ là bài thi tổng hợp chứ không phải tích hợp (1 bài thi có nhiều câu Lý, nhiều câu Hóa, nhiều câu Sinh), nhưng những cái đó đều gây hoang mang cho học sinh, nên tôi đề nghị có thay đổi gì thì phải quyết định sớm để định hướng được sự học tập của học sinh, cũng như giảng dạy của giáo viên.

"Lý ra cấp học THPT của chúng ta là 3 năm thì ngay từ lớp 10 các em đã phải biết mình thi như thế nào, nhưng thôi bây giờ thì ta phải chấp nhận, nhưng ít nhất đến tháng 9, khi bắt đầu năm học mới Bộ cũng phải quyết định phương án thi rồi và khi đã quyết định rồi thì không thay đổi nữa", GS Cương nhấn mạnh.

Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình có "né" trả lời báo chí?

(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?

Nam Dũng

20:00 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm