Theo dõi Báo Thanh tra trên
N. Phê - L. Bình
Thứ tư, 20/11/2024 - 11:15
(Thanh tra) - Nhiều năm qua, các thầy, cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ, thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Thầy giáo Trần Văn Dương cùng các em học sinh vùng cao thân yêu. Ảnh: P.B
Cách TP Tuy Hòa gần 90km về phía Tây Bắc, xã vùng cao Phú Mỡ nằm giáp ranh với hai tỉnh Gia Lai và Bình Định; chủ yếu là người dân tộc Chăm sinh sống và được mệnh danh là xã “cao nhất”, “xa nhất” và “khó khăn nhất” của tỉnh Phú Yên.
Xã Phú Mỡ hiện có 5 thôn, trong đó Phú Hải là thôn xa nhất, nằm cách trung tâm xã hơn 10km. Con đường dẫn đến thôn Phú Hải vẫn là đường đất, băng qua những cánh rừng già, cùng với đoạn dốc đứng và những con suối chảy xiết.
Điểm trường Phú Hải hiện có tổng cộng 36 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, hầu hết là con em người đồng bào dân tộc Chăm. Trong đó, có lớp chỉ vỏn vẹn 4 học sinh, có lớp phải học ghép để đảm bảo chương trình giảng dạy.
Nhà trường hiện có 5 giáo viên, trong đó có 4 giáo viên miền xuôi ở nội trú tại trường. Hằng tuần, các thầy, cô giáo băng rừng hơn 10km để đến điểm trường. Điều kiện sinh hoạt nơi đây còn nhiều khó khăn với tình trạng thiếu nước vào mùa nắng và thường xuyên mất điện vào mùa mưa. Tuy nhiên, các thầy, cô giáo vẫn luôn gắn bó, yêu nghề, quan tâm chăm sóc và giảng dạy cho các em học sinh tận tình, chu đáo.
Công tác tại điểm trường Phú Hải gần 15 năm, thầy giáo Trần Văn Dương được nhiều thế hệ học sinh và người dân nơi đây yêu mến, kính trọng. Là giáo viên giảng dạy cho học sinh khối lớp 1, thầy Dương luôn ân cần uốn nắn cho các em từng con chữ, cách đánh vần trong mỗi câu văn, bài thơ cùng với những câu hát để tạo không khí tiết học thêm nhẹ nhàng, vui tươi trong ngôi trường nằm lặng lẽ giữa núi rừng cô tịch.
Không chỉ là người thầy luôn tận tâm với học sinh, thầy Dương còn là người luôn xung phong đảm nhận những công việc nặng nhọc của trường. Hằng ngày, thầy dùng các can nhựa để đi lấy nước suối dự trữ phục vụ việc sinh hoạt của thầy, cô và học sinh. Việc ăn uống, nghỉ ngơi cho các thầy, cô giáo của trường cũng được thầy chăm lo như một người anh cả trong gia đình. Là người có tuổi đời, tuổi nghề và thời gian gắn bó với điểm trường Phú Hải nhiều nhất, thầy Dương còn quan tâm động viên, giúp đỡ, dìu dắt giúp nhiều thế hệ giáo viên trẻ yên tâm công tác.
Thầy Dương chia sẻ: "Dù cuộc sống của giáo viên điểm trường vùng cao còn nhiều khó khăn, nhưng tình thương với các em học sinh miền núi đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn và gắn bó nhiều năm nơi đây. Chỉ còn vài năm là đến tuổi nghỉ hưu nhưng tôi vẫn quyết tâm ở lại miệt mài gieo chữ, bởi từ lâu tôi đã xem các em học sinh nơi vùng cao này như con em của mình, mong muốn các em có cuộc sống tốt hơn và trở thành những công dân tương lai có ích cho xã hội".
Thầy giáo Phùng Quang Thành có thâm niên công tác giảng dạy bậc tiểu học 25 năm, trong đó có hơn 4 năm gắn bó tại điểm trường Phú Hải, tâm sự, những năm gần đây, cuộc sống vùng cao xã Phú Mỡ có nhiều đổi thay, phát triển. Tuy nhiên, việc học hành của con em đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Do trình độ chênh lệch so với học sinh miền xuôi nên các thầy, cô giáo ở đây phải tích cực tìm kiếm phương pháp giảng dạy phù hợp. Ngôn ngữ cũng là một rào cản lớn, bởi vậy các thầy cô phải cùng ăn, cùng ở, cùng sống với buôn làng để thành thạo tiếng địa phương, nắm bắt tâm tư, tình cảm của người dân nơi đây.
Chia sẻ với chúng tôi, thầy Lê Ngọc Hòa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Mỡ, cho biết, điểm trường Phú Hải cùng với điểm trường Làng Đồng (thôn Phú Đồng) là hai điểm trường xa xôi và khó khăn nhất của nhà trường. Các thầy, cô giáo giảng dạy tại các điểm trường gặp rất nhiều khó khăn về giao thông, cơ sở vật chất và các trang thiết bị giảng dạy. Tuy nhiên, nhiều thầy, cô giáo vẫn công tác lâu năm và xin gắn bó với điểm trường. Một số cô giáo lớn tuổi khi được phân công đứng lớp tại đây luôn vui vẻ nhận công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự tận tình của các thầy cô giáo, hầu hết học sinh ở điểm trường Phú Hải đều có kết quả học tập tốt, đáp ứng yêu cầu.
Để giúp cho các thầy, cô tại điểm trường Phú Hải yên tâm công tác lâu dài, nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập cho các em học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Các thầy, cô giáo nơi đây là những vì sao sáng, những bông hoa tô thắm vẻ đẹp cao cả của nghề giáo viên. Họ là những nhà giáo ưu tú, ngày ngày lặng lẽ gieo chữ để khai sáng tri thức nơi vùng cao Phú Mỡ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều năm qua, các thầy, cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ, thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
N. Phê - L. Bình
11:15 20/11/2024(Thanh tra) - Có một lớp học “đặc biệt” giữa lòng Thủ đô Hà Nội, nơi đó mỗi em học sinh là một hoàn cảnh "đặc biệt", các em không cùng độ tuổi, không chung trình độ, nhưng cùng nhau học chung dưới một lớp học mang tên... "tình thương".
Hải Hà
08:19 20/11/2024Hương Giang
05:30 20/11/2024Hoàng Hiệp – Mạnh Tiến
20:38 19/11/2024Trọng Tài
18:56 19/11/2024Phương Hiếu
18:48 19/11/2024Phương Anh
Trần Quý
Hà My
Ngọc Anh
Uyên Phương
PV
Uyên Uyên
Hải Hà
Văn Thanh
N. Phê - L. Bình
Lâm Ánh