Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 23/03/2015 - 06:34
(Thanh tra)- Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Vinh Hiển trước băn khoăn, lo lắng của phần lớn thí sinh về cách ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tới.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khuyên thí sinh, khi ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới chỉ nên dùng sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, chứ không phụ thuộc vào sách tham khảo. Ảnh: Hải Hà
Công khai đề thi mẫu
Kỳ thi tốt nghiệp TPTH quốc gia đang đến gần. Đây là giai đoạn “nước rút” để học sinh tiến hành ôn tập, trước kỳ thi có quá nhiều thay đổi này, không ít giáo viên và học sinh các trường phổ thông tỏ ra lo lắng, lúng túng trong khâu ôn tập vì đến nay vẫn chưa có cấu trúc đề thi.
Trước lo lắng này, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, với 2 mục đích đỗ tốt nghiệp và đỗ đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ). Trong đề thi sẽ có 2 nhóm câu hỏi: Một nhóm tương đương đề thi THPT, bảo đảm những em học sinh trung bình cũng có thể làm được bài và đỗ tốt nghiệp. Nhóm thứ 2 tương tự câu hỏi phân loại, giống đề thi ĐH-CĐ. Hướng đề thi, Bộ GD&ĐT sẽ ra giống như năm 2014. Do đó, thí sinh có thể tham khảo đề thi tốt nghiệp và thi ĐH-CĐ năm trước để ôn luyện. Tới đây, Bộ sẽ công bố công khai đề thi minh họa để thí sinh biết.
“Riêng môn thi ngoại ngữ có phần thi viết, nhưng Bộ GD&ĐT không yêu cầu quá cao. Đề thi không nằm ngoài khả năng của thí sinh. Những gì các em đã được học ở chương trình THPT sẽ được đưa vào đề thi” - ông Nghĩa nói.
Cho ý kiến về vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, đề thi 2014 năm trước đáp ứng được yêu cầu phân loại học sinh. Mức độ của đề thi năm nay cũng không cao hơn những năm trước bao nhiêu, cơ bản là như năm trước.
"Nếu để khuyên con tôi, tôi chỉ khuyên là dùng sách giáo khoa với sự hướng dẫn của các thầy để tự học, để có kết quả tốt, chứ không phụ thuộc vào sách tham khảo, sách tham khảo cũng chỉ viết đi viết lại, dẫn đi dẫn lại và chỉ biến tấu một ít so với sách giáo khoa. Học tốt thì thi sẽ tốt, việc này đã chỉ đạo từ nhiều năm và chất lượng giáo dục đã nâng qua từng năm" - ông Hiển nói.
Không lo… "tháo khoán"
Một điểm mới quan trọng của kỳ thi năm nay là thí sinh sẽ thi ở 1 trong 2 cụm: Cụm thi địa phương do Sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với các trường ĐH, cụm thi liên tỉnh do các trường ĐH chủ trì phối hợp với các Sở GD&ĐT. Việc tổ chức cụm thi như vậy khiến không ít phụ huynh, học sinh đặt câu hỏi về tính công bằng. Nhiều câu hỏi tỏ ra nghi ngại khi để cho Sở GD&ĐT chủ trì dễ có hiện tượng “tháo khoán”, tư tưởng thành tích.
Trả lời những nghi ngại trên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Thực tế Bộ đã tính tới phương án này, đã nêu ra kĩ trước khi thực hiện phương án thi. Bộ cũng đã phân tích thử đề thi của mọi năm, phân tích phổ điểm của thi tốt nghiệp, phân tích phổ điểm thi tuyển sinh. Nói chung các môn phổ điểm của học sinh được phân bố một cách tự nhiên, theo quy luật bình thường, không phải tất cả các em đều có điểm chụm vào giống nhau, nếu điều đó xảy ra thì kỳ thi đó thể hiện nhiều học sinh nhìn bài nhau.
Trong lịch sử có những lúc chúng ta nghĩ thi tốt nghiệp THPT là không nghiêm, có tình trạng tháo khoán, bệnh thành tích, chuyện này cũng có quá trình của nó. Hiện nay đã khác, thi cử nghiêm túc hơn, ra đề khoa học hơn, coi thi cũng có kinh nghiệm hơn trước, kết quả như vậy thì kỳ thi tốt nghiệp đã đảm bảo được nghiêm túc.
Tuy nhiên, đối với xã hội vẫn tin tưởng ở tính chất khách quan là kỳ tuyển sinh ĐH hơn thi tốt nghiệp. Nên Bộ GD&ĐT đã chủ trương các trường ĐH cùng làm thi với các trường phổ thông, cụm thi nào cũng có hai thành phần trường ĐH và các thầy cô ở phổ thông. Hai cụm thi áp dụng một quy trình, đề, thanh tra, kiểm tra chung.
Ông Trần Văn Nghĩa cho biết thêm: Tất cả các trường ĐH chúng tôi đã lựa chọn trình Bộ để giao chủ trì cụm thi đều được cân nhắc rất kỹ, dựa trên năng lực của trường và kết quả tổ chức thi của họ những năm trước. Những trường ở vùng sâu xa, chúng tôi có cử trường ĐH có kinh nghiệm ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến hỗ trợ.
Trước lo ngại có việc chấm chênh lệch giữa các cụm thi trong tỉnh và liên tỉnh, Thứ trưởng Hiển cho biết, công tác chấm thi sẽ như mọi năm. Khi Bộ có bộ đề, sẽ có hướng dẫn chấm chung cho tất cả. Khi đó từng hội đồng có chấm thử, chấm tập thể và có thanh tra kiểm tra trong quá trình chấm. Đáp án, thang điểm, hướng dẫn chấm của Bộ sẽ bảo đảm không có sự chênh lệch trong công tác chấm thi giữa 2 loại cụm thi.
Box: Bộ GD&ĐT vừa có công văn hướng dẫn tổ chức ôn thi THPT quốc gia, trong đó nêu đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn, yêu cầu học sinh chú trọng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội gắn với thời sự quê hương, đất nước; đối với môn ngoại ngữ, chú trọng về phát triển năng lực giao tiếp với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Công văn cũng khẳng định, Bộ không phát hành tài liệu ôn tập kỳ thi THPT quốc gia và không có quy định bắt buộc giáo viên, học sinh phải sử dụng tài liệu tham khảo cụ thể nào.
Việc tổ chức học thêm (nếu có) để phục vụ ôn thi phải đảm bảo tính tự nguyện của học sinh và tính hiệu quả của nội dung dạy học.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền