Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/10/2017 - 06:30
(Thanh tra)- Ngành Giáo dục đang bước trên chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện, trên hành trình ấy có cống hiến âm thầm, lặng lẽ của các thầy, cô giáo - họ chính là những "hạt nhân" đổi mới, sáng tạo vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vinh danh...
Cô Nguyễn Thị Thúy Nga công tác tại Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương). Ảnh: HH
Dạy Địa lý bằng tiếng Anh
Tốt nghiệp loại Giỏi khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cô Nguyễn Thị Thúy Nga về công tác tại Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương). Mới vào nghề, cô được nhà trường tin tưởng giao phụ trách lớp chuyên Địa.
Hơn 10 năm trong nghề, đến nay cô Nga đã có trong tay “vốn liếng” khá, đào tạo được hàng trăm học sinh giỏi cấp tỉnh, 50 giải Quốc gia đủ màu sắc từ Nhất, Nhì, Ba đến Khuyến khích. Lần “cầm quân” gần đây nhất (năm học 2016-2017), 10 học sinh của cô đi thi học sinh giỏi Quốc gia đều đạt giải.
Không chỉ cho “ra lò” lớp lớp thế hệ học sinh giỏi, cô Nga còn là người tiên phong áp dụng dạy học môn Địa lý bằng tiếng Anh.
Xuất phát từ thực tế, trong Địa lý có màu sắc của nhiều môn học khác như Sử, Sinh, Anh, lại là học sinh chuyên ngữ thời cấp 2, nên cô Nga đã nảy sinh ý tưởng dạy Địa lý bằng tiếng Anh vừa để tăng cường phương pháp dạy học tích hợp liên môn, vừa cổ động phong trào học Ngoại ngữ trong học sinh.
Là cô giáo Địa nhưng lại soạn giáo án bằng tiếng Anh với cô Nga vất vả hơn rất nhiều. “Mình nhớ khi đầu tư tập trung thì một bài dạy thông thường trên lớp thì soạn trong 1 buổi, còn soạn bài giảng bằng tiếng Anh có lẽ phải mất 1 tuần, nhưng ý tưởng thì có thể lâu dài” - cô Nga chia sẻ.
Cô Nga bật mí: “Để tạo hứng thú cho học sinh, tôi phải đơn giản hóa bài giảng, chọn cấu trúc và các vốn từ tiếng Anh dễ hiểu, thông dụng nhất. Điều quan trọng nữa là phải lựa chọn chủ đề gần gũi để học sinh có thể cảm nhận được vấn đề mà cô giáo đưa vào rất tự nhiên, thực tế chứ không phải cưỡng ép. Tất cả bài giảng đều phải liên hệ với thực tế”.
Theo cô Nga, trong xu thế chung của đổi mới giáo dục, người giáo viên có vai trò quyết định tới sự thành bại. Xưa ông bà ta có câu “không thầy đố mày làm nên”, vai trò của người thầy ở thời nào cũng thế, nhưng người thầy thời nay đã chuyển thể từ người thầy cung cấp cho học sinh kiến thức thành người thầy dẫn dắt học sinh chủ động, lĩnh hội kiến thức.
Thầy giáo vùng sâu 2 năm liên tiếp có học sinh giỏi Quốc gia
Dạy học tại Trường THPT Cao Lãnh 1, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - trường nằm ở vùng sâu vùng xa của tỉnh, điều kiện dạy học còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng thầy giáo Lê Hữu Phúc, giáo viên môn Lịch sử, 2 năm học liên tiếp có học sinh đạt giải Quốc gia.
Hơn 30 năm cống hiến trong ngành Giáo dục, 17 năm thầy Phúc đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm học 2016-2017, thầy là 1 trong 64 giáo viên tiêu biểu trong đổi mới, sáng tạo dạy học được Bộ GD&ĐT vinh danh.
Thầy giáo Lê Hữu Phúc, giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Cao Lãnh 1, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: HH
Thầy Phúc cho biết: Xưa nay, học sinh đạt giải Quốc gia thường nằm ở các trường chuyên của các tỉnh, và trường hợp 2 em học sinh học ở ngôi trường nơi vùng sâu vùng xa như trường thầy đạt giải Quốc gia là trường hợp… “xưa nay hiếm”.
Theo thầy Phúc, để làm được điều đó, cần hội tụ 3 yếu tố: Thứ nhất, người thầy có kiến thức chuyên môn giỏi; thứ 2, học sinh phải được phát hiện để “truyền lửa” ngay từ năm lớp 10; thứ 3 phương pháp dạy phải luôn đổi mới, sáng tạo.
“Ở vùng nông thôn, nơi không có phong trào học tập như Cao Lãnh, người thầy phải kiên trì nắm bắt tâm tư tình cảm, hoàn cảnh của từng em, dạy học chung, nhưng phải có phương pháp riêng với từng học sinh, để lôi kéo học trò ngả về phía mình và hăng say đến lớp” – thầy Phúc chia sẻ.
Theo kế hoạch của Bộ GD&DT, sắp tới, trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ đào tạo liên môn tích hợp Lịch sử và Địa lý trở thành 1 môn học chung, theo thầy Phúc, để dạy tốt môn học này, người giáo viên ngoài phông kiến thức chuẩn cần học hỏi, tiếp tục nhiều phương pháp dạy học mới.
Mô hình trường PTDT bán trú: 5 năm tiết kiệm 50 tỉ đồng cho ngân sách
Với cương vị là người đứng đầu ngành Giáo dục của một trong những huyện nghèo nhất cả nước, cô Nông Thị Loan - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lạc, Cao Bằng đã có sáng kiến rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học, đưa các điểm trường lẻ, lớp lẻ về điểm trường chính theo hướng thành lập mới hoặc chuyển đổi các trường phổ thông thành trường phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú.
Cô Nông Thị Loan - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Ảnh: HH
Sáng kiến của cô trong 5 năm qua (2012-2017) đã chuyển đổi 100% các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn thành trường PTDT bán trú; đối với tiểu học giảm 50 điểm trường lẻ, giảm 72 lớp ghép, dư ra 140 biên chế giáo viên để bố trí cho các trường, điểm trường còn thiếu, sử dụng hiệu quả biên chế được giao; dư thừa phòng học chuyển giao thành lớp học mầm non, nhà công vụ, nhà văn hóa xóm, giúp cho ngân sách Nhà nước tiết kiệm khoảng 50 tỉ đồng.
Cô Loan chia sẻ: Trước kia chưa có bán trú, học sinh cấp 2 ở xa đến trường phải dựng túp lều quanh trường để ở, nhà có ngô, gạo, măng, quả bí đem đi để tự nấu ăn, em nào không có thì ăn cơm chấm muối. Từ khi có chính sách của Nhà nước đối với học sinh vùng khó khăn, tôi đã quyết tâm chuyển đổi thành điểm trường bán trú để tạo điều kiện tốt nhất cho các em ăn học. Bây giờ đến trường mỗi ngày các em được ăn 3 bữa, có người tổ chức phục vụ, bữa cơm ở trường ngon hơn ở nhà rất nhiều. Được ăn - học bán trú sức khỏe, chất lượng giáo dục được nâng lên rất nhiều.
Học tập kinh nghiệm của Bảo Lạc, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang áp dụng các mô hình bán trú.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành