Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 15/04/2017 - 06:30
(Thanh tra)- Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới dự kiến thực hiện vào năm học 2018-2019. Theo đó, học sinh từ tiểu học đến THPT sẽ được học nhiều môn học mới, một số môn học cũ cũng không còn trong chương trình. Câu hỏi đặt ra là: Xuất hiện nhiều môn học mới, giáo viên cũ sẽ đi đâu, về đâu?
Trong chương trình GDPT mới dự kiến áp dụng từ năm học 2018 - 2019, xuất hiện rất nhiều môn học mới. Ảnh: HH
Xuất hiện nhiều môn học mới
Theo Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố, hệ thống các môn học của chương trình GDPT được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.
Chương trình được chia thành 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm 9 năm và chia làm 2 cấp: Tiểu học, THCS. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp gồm có lớp 10, 11 và 12.
Một số môn học mới xuất hiện ở các cấp học cụ thể như sau: Tiểu học (Cuộc sống quanh ta; Thế giới công nghệ, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo); THCS (tích hợp Lịch sử và Địa lý; Công nghệ và Hướng nghiệp; Khoa học tự nhiên...); THPT (Hoạt động nghệ thuật; Thiết kế công nghệ; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Khoa học máy tính...).
Ngoài ra, ở từng cấp học đều có môn học tự chọn: Ở tiểu học là Tiếng dân tộc thiểu số; cấp THCS và THPT là Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Điểm mới trong chương trình GDPT mới là các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương được tổ chức xây dựng, thẩm định nội dung giáo dục văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế môi trường, hướng nghiệp… của địa phương và báo cáo Bộ GD&ĐT phê duyệt. Đối với lớp 11 và 12, nội dung giáo dục địa phương có thể được xây dựng thành chuyên đề học tập cho học sinh tự chọn.
Đáng lưu ý, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình GDPT, cho biết: Chương trình GDPT mới không quy định số tiết học trong từng tuần mà chỉ quy định học bao nhiêu tiết trong năm học. Quyền sắp xếp phụ thuộc vào Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu mỗi trường để phù hợp với tình hình từng địa phương.
Giáo viên cũ đi đâu?
Khi thực hiện chương trình mới, vấn đề mà dư luận đặt biệt quan tâm là đội ngũ giáo viên sẽ được bố trí giảng dạy như thế nào khi nhiều môn học cũ không còn và có sự xuất hiện của không ít các môn học mới.
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, để chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình mới, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 732/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDPT giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”; có Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDPT (Chương trình ETEP) và đang hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp cũng như chuẩn, quy chuẩn về giáo viên đáp ứng chương trình này.
Sở GD&ĐT không nên biên soạn SGK "Các sở GD&ĐT không nên đứng ra tổ chức biên soạn sách giáo khoa vì nếu như vậy, các trường học trên địa bàn sẽ không có quyền lựa chọn. Nếu 63 sở GD&ĐT cùng đăng ký tổ chức biên soạn sách giáo khoa sẽ dẫn đến tình trạng 63 “sứ quân” rất khó kiểm soát" - GS Nguyễn Minh Thuyết. |
GS Thuyết thông tin chia sẻ thêm: Trước mắt, giáo viên của môn nào vẫn dạy những nội dung của môn đó, còn những giáo viên đã được bồi dưỡng, tập huấn tốt có thể đảm nhiệm toàn bộ môn tích hợp và đảm nhiệm những chuyên đề tích hợp.
"Ở một số nước, khi đào tạo giáo viên người ta đào tạo nhiều môn, không đào tạo đơn môn. Chúng ta có thể theo hình thức đào tạo nhiều môn như vậy; cũng có thể theo hình thức chia ra các học phần, mô đun, giáo viên nào học hết các học phần sẽ thực hiện dạy tích hợp" - GS Thuyết chia sẻ.
Trả lời câu hỏi dạy tích hợp trong chương trình mới có làm dôi dư giáo viên hay không? GS Thuyết khẳng định: "Hiện chưa xảy ra tình trạng này vì số giờ chúng tôi phân bổ các môn này không khác chương trình hiện hành, giáo viên cũng chưa dạy tích hợp ngay. Đây là vấn đề đáng quan tâm, nhưng chưa phải là mối lo".
Ổn định thi THPT quốc gia đến năm 2020 GS Thuyết cho biết, Bộ GD&ĐT đã giao Vụ Giáo dục Trung học chủ trì phối hợp cùng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục và Ban Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT xây dựng lộ trình đổi mới xét tốt nghiệp THPT khi chương trình mới bắt đầu được triển khai đến cấp THPT. "Bộ trưởng khẳng định, từ nay đến năm 2020, vẫn ổn định hình thức thi tốt nghiệp THPT quốc gia" - GS Thuyết thông tin.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên