Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 22/03/2015 - 06:33
(Thanh tra) - Năm học 2015 - 2016, tất cả học sinh đã học theo mô hình trường học mới (VNEN) ở tiểu học sẽ được học tiếp ở bậc THCS. Câu hỏi dư luận đặt ra là: Lượng có đi đôi với chất hay chỉ là mở rộng theo phong trào?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định cần tiếp tục nhân rộng mô hình VNEN. Ảnh: Hải Hà
Tiếp tục nhân rộng
Theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Trưởng ban Quản lý Dự án (D.A) VNEN, mô hình VNEN được triển khai từ năm học 2012 - 2013 ở 1.447 trường tiểu học thuộc 63 tỉnh, TP, trong đó chủ yếu là các trường ở vùng khó khăn.
Mục tiêu của mô hình là đổi mới các hoạt động sư phạm một cách hệ thống, đồng bộ. Điểm nổi bật là quá trình cùng nhau tự học, tự quản, tự đánh giá của học sinh từ đó dần hình thành và phát triển tính cách phù hợp các mục tiêu giáo dục hiện đại, nhân văn.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, đây là D.A được các trường tiểu học tự nhân rộng nhanh và nhiều nhất từ trước đến nay. Năm học 2014 - 2015 đã có 1.039 trường trên cả nước nằm ngoài D.A tự nguyện áp dụng mô hình VNEN, nâng tổng số trường tham gia là 2.508 trường.
Sau 2 năm thực hiện, kết quả đạt được khá khả quan. Hầu hết học sinh ở các lớp VNEN thể hiện sự mạnh dạn, tự tin và chủ động tham gia các hoạt động giáo dục thông qua việc học theo nhóm. Tình trạng dạy học áp đặt một chiều của giáo viên và lối học thụ động của học sinh được khắc phục đáng kể. Cách thức tổ chức lớp học theo các nhóm đã tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, khám phá, tự chiếm lĩnh kiến thức. Mối quan hệ, tương tác giữa học sinh với giáo viên, và quan hệ giữa học sinh với nhau cũng được tăng cường. Thậm chí, phụ huynh cũng có thể đến trường, vào lớp tham gia học cùng con.
“Nếu so sánh giữa 2 trường áp dụng mô hình học cũ và mới sẽ thấy không khí khác hẳn nhau. Một bên tự nhiên, vui vẻ, chủ động. Một bên thì gò ép, nặng nề” - ông Phạm Ngọc Định chia sẻ.
Ông Phạm Ngọc Định cho biết, từ năm học này, Bộ GD&ĐT cho thí điểm mô hình VNEN ở cấp THCS tại 24 trường thuộc 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa. Và đến năm học 2015 - 2016, tất cả học sinh đã học theo mô hình này ở tiểu học sẽ được học tiếp ở cấp THCS.
Không ít rào cản
Khẳng định cần tiếp tục nhân rộng mô hình VNEN, tuy nhiên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận, việc làm này còn không ít khó khăn: Đến nay vẫn còn 1 số sở GĐ&ĐT chưa nhận thức rõ mục đích của D.A trên địa bàn, chưa thấy được ý nghĩa của mô hình VNEN trong đổi mới giáo dục, chưa quan tâm chỉ đạo trường “hạt giống” thực hiện chức năng thử nghiệm để nhân rộng mô hình ra các trường khác của tỉnh; thời gian triển khai D.A chưa dài nên một số cán bộ, giáo viên chưa thật sự hiểu bản chất và ý nghĩa của mô hình; nhiều trường vẫn còn tâm lý chờ đợi sự hỗ trợ của D.A, tạo ra sự trở ngại cho việc áp dụng và nhân rộng...
Là TP được Bộ GD&ĐT lựa chọn triển khai thí điểm VNEN, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Đây là năm thứ 2 Hà Nội tổ chức thí điểm VNEN, từ khi được thực hiện mô hình này được phụ huynh học sinh quan tâm, ủng hộ. Năm học trước, Hà Nội mở rộng thí điểm tại 46 trường, năm nay tiếp tục mở rộng 58 trường và có 17 đơn vị quận, huyện tham gia. Năm học 2015 - 2016, Hà Nội sẽ mở rộng trên 30 đơn vị quận huyện, ít nhất mỗi quận huyện sẽ có từ 2-3 trường tham gia thí điểm.
Ông Phạm Xuân Tiến chia sẻ, trong quá trình triển khai VNEN, Hà Nội gặp không ít khó khăn. “Theo quy chuẩn, để có thể sắp xếp lớp theo ý tưởng của mô hình VNEN, cần phòng học rộng 100 m2 nhưng hiện hầu hết các lớp chỉ rộng khoảng 50 m2. Bàn ghế sẵn có được thiết kế liền nhau phục vụ việc học bán trú nên không thích hợp sắp xếp từng nhóm. Sĩ số thích hợp để áp dụng được mô hình này chỉ khoảng 25 - 35 học sinh/lớp, trong khi ở Hà Nội, hầu hết mỗi lớp đều có 50 - 55 học sinh” - ông Phạm Xuân Tiến nói.
Vẫn còn đó những khó khăn khi triển khai thực hiện, nhưng theo chủ trương của Bộ GD&ĐT từ năm học 2015 - 2016, tất cả học sinh đã học theo mô hình này ở tiểu học sẽ được học tiếp ở cấp THCS. Câu hỏi mà dư luận đặt ra là số lượng có đi đôi với chất lượng hay chỉ là mở rộng theo phong trào?
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, thực tiễn qua 2 năm thí điểm cho thấy, sự thành bại của mô hình phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên trực tiếp. Ngay một lúc đòi hỏi cả 300.000 giáo viên của 15.000 trường tiểu học chuyển từ cách dạy giảng giải, truyền thụ một chiều sang cách dạy phát huy tính chủ động và năng lực tự học của học trò không phải là điều đơn giản.
“Điều quan trọng nhất mà Bộ GD&ĐT cần các địa phương lưu tâm khi triển khai mô hình VNEN là chất lượng, chứ không phải chạy theo số lượng. Vì thế, chủ trương của Bộ GD&ĐT là điều kiện đến đâu, triển khai đến đó, thận trọng và chắc chắn, tránh tình trạng “làm theo phong trào” vì nếu làm không đúng, làm lệch, sẽ rất khó sửa, chỉ có làm đúng mới có thể thành công” - ông Nguyễn Vinh Hiển nói.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà