Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Nghị trường “nóng” tranh luận dạy thêm, học thêm

Hương Giang

Thứ năm, 11/11/2021 - 18:36

(Thanh tra) - Tranh luận với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội cho rằng, “không nên có tư duy như cũ là cái gì không quản được thì cấm”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn tại nghị trường. Ảnh: Đ.X

Ngày 11/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Đây là lần đầu tiên ông đăng đàn trả lời chất vấn tại nghị trường.

Thu nhập quá thấp, giáo viên coi dạy thêm như kế mưu sinh

Đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) nêu, “cử tri bức xúc kiến nghị rằng Bộ GD&ĐT cần tiến hành thanh tra việc dạy thêm và học thêm trực tuyến trong mùa dịch COVID-19”.

Trả lời, Tư lệnh ngành GD&ĐT nhấn mạnh, bình thường, việc dạy thêm học thêm đã cần phải ngăn chặn, khi học trực tuyến, học sinh căng thẳng hơn nên việc dạy thêm giờ phải lên án.

“Nếu các trường thấy học sinh học quá giờ theo quy định, đề nghị các sở GD&ĐT địa phương kiểm tra, thanh tra học trực tuyến xem có hiện tượng này hay không. Chúng tôi cũng sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra để có đầy đủ căn cứ, cần phải tích cực ngăn chặn việc này”, Bộ trưởng Sơn nói.

Giơ biển tranh luận, đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) đồng tình “phải cấm dạy thêm trực tuyến, vì lợi ích của các cháu”. Theo đại biểu, nếu chỉ cấm thì chưa giải quyết được căn nguyên của vấn đề.

Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Đ.X

Ông Long phân tích, từ trước đến nay chúng ta tiếp cận vấn đề dạy thêm như một vấn nạn của xã hội và xử lý theo cách là cấm. Có nơi còn tổ chức mật phục bắt quả tang giáo viên dạy thêm để xử phạt.

“Cách ứng xử với các nhà giáo như vậy không phù hợp. Tôi cho rằng không nên có tư duy như cũ là cái gì không quản được thì cấm”, ông Long nêu và cho rằng, dạy thêm, học thêm có xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh, học sinh.

“Con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt và đi làm cũng một phần là nhờ học thêm. Chứng tỏ nó có tác dụng chứ không phải không”, đại biểu dẫn chứng và thẳng thắn nói, dạy thêm còn xuất phát từ thực trạng “thu nhập của giáo viên quá thấp, rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như kế mưu sinh”. Qua 2 năm đại dịch vừa rồi, giáo viên cũng là đối tượng cần cứu trợ.

Bộ trưởng Sơn giải thích, trước đây, Bộ GD&ĐT có thông tư quy định việc dạy thêm và học thêm, nhưng đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì mới điều tiết được.

Đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Đ.X

Năm 2016, Luật Đầu tư bỏ dạy thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên nhiều điều trong thông tư không còn hiệu lực. Bộ đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

“Giáo viên dạy cho học sinh, nếu bớt nội dung chính cần dạy trên lớp, rồi dạy trước nội dung, dạy cho các nhóm riêng biệt thì là vấn đề đạo đức công vụ, đạo đức nhà giáo, cần phải cấm”, Bộ trưởng nói.

Câu chuyện dạy thêm, học thêm vẫn “chưa có hồi kết”

Chưa hài lòng, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) tranh luận và nhắc lại phát biểu của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về việc bác sỹ công mở phòng tư sẽ nâng cao tay nghề, tăng thu nhập, không ảnh hưởng đến công việc chung.

Từ đó, theo ông Bình, dạy thêm mà không dạy trước chương trình, hay kèm học sinh giỏi, cũng giúp nâng cao trình độ, cải thiện thu nhập cho giáo viên. “Phụ huynh và học sinh có nhu cầu học thêm là thật. Quan trọng là quản lý Nhà nước vấn đề này thế nào để tránh tràn lan”, đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ.

Trao đổi lại, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói, các địa phương đều có văn bản quy định cụ thể về dạy thêm, học thêm. Sắp tới Bộ sẽ rà soát thêm để xử lý thấu đáo.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành. Ảnh: Đ.X

Chủ đề này tiếp tục được các đại biểu tranh luận. Đại biểu Nguyễn Lâm Thành nêu, từ các khóa trước, Quốc hội đã thảo luận rất nhiều và câu chuyện dạy thêm, học thêm vẫn “chưa có hồi kết”. Bộ trưởng nói sẽ rà soát các quy định của pháp luật, nhưng “đó mới chỉ là các công việc bề nổi”.

Theo ông Thành, có 4 vấn đề chiều sâu cần giải quyết liên quan đến việc dạy thêm. Đầu tiên, cần giảm tải chương trình. “Chúng tôi đã khảo sát chương trình từ tiểu học đến trung học cơ sở thấy nhiều nội dung học sinh phải tiếp thu khối lượng kiến thức rất nhiều và nhiều nội dung chưa phù hợp với đối tượng, lứa tuổi”, ông Thành lưu ý.

Tiếp nữa là đổi mới phương pháp dạy, chuyển từ dạy “dồn kín, dồn ép” kiến thức sang dạy tư duy. Cùng với đó, đổi mới mạnh mẽ hơn việc thi cử, “tập trung vào đổi mới sáng tạo của học sinh nhiều hơn, thay vì thi theo mẫu”.

Cuối cùng là tổ chức hệ thống trường học. Theo ông Thành, nếu còn trường chuyên thì còn nhu cầu dạy thêm, học thêm. Ông đồng tình trường chuyên là cơ sở bồi dưỡng nhân tài, nhưng phải thay đổi nội dung, phương pháp để phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) thì nói bộ trưởng cần đưa ra một số tiêu chuẩn đạo đức của giáo viên trong việc dạy thêm.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Đ.X

Đáp lại, Bộ trưởng Sơn nói, bên cạnh phương diện hành chính, quy định của luật, cần giải pháp chuyên môn và tinh thần, thái độ, dư luận xã hội. “Những ý đại biểu nêu là giải pháp về chuyên môn, chúng tôi đang triển khai”, ông cho biết.

Việc đổi mới giảng dạy một số môn cũng đang theo tinh thần tự học, sáng tạo. Trang bị, nhồi nhét kiến thức là một nguyên nhân dẫn đến dạy thêm, học thêm. Vì vậy, ngành Giáo dục sẽ tính đến điều chỉnh phương án thi THP và kiểm tra, đánh giá thường xuyên để hạn chế việc dạy thêm.

“Thực tế, phụ huynh học sinh có tâm lý muốn con em học để ứng thí hơn là chú ý đến việc con em mình học để phát triển bản thân các cháu. Đây là vấn đề tâm lý xã hội cần phải điều chỉnh”, Bộ trưởng Sơn nêu quan điểm và nghĩ rằng, “cần một giải pháp mang tính tổng thể”.

Mạnh dạn cho học sinh vùng an toàn quay lại trường học Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) nêu, phụ huynh rất mong các cháu trở lại trường để việc học chất lượng hơn, nhưng chưa yên tâm khi trẻ cấp tiểu học chưa được tiêm vaccine. “Bộ có giải pháp gì để phụ huynh yên tâm?”, bà chất vấn. Trả lời, Bộ trưởng cho biết, bộ đã ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn và định hướng đưa học sinh trở lại trường học an toàn. Theo ông, các trường tiểu học, mầm non thường phù hợp với quy mô xã, phường, còn trường trung học quy mô cấp huyện. Các xã, phường đang là “vùng xanh, an toàn” thì nên mạnh dạn đưa các cháu quay trở lại trường.   Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Đ.X Ngày 10/11, trả lời chất vấn tại nghị trường, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết mới đây, 2 bộ (Y tế, GD&ĐT) đã tổ chức hội nghị với các địa phương với tinh thần “không vì lo lắng quá mà hạn chế việc trẻ em đi học, nhất là các lớp đầu cấp như lớp 1, bậc tiểu học”. Bộ Y tế đã hướng dẫn các địa phương có biện pháp phòng, chống dịch khi mở cửa trường học trở lại, để vừa học vừa đảm bảo an toàn. Theo ông Long, các địa phương không nên chờ vaccine mới mở cửa trường. Hơn nữa, rủi ro ở lứa tuổi 6-11 không lớn. “Chúng tôi khuyến cáo các địa phương mạnh dạn cho các cháu đi học, nhất là địa phương ở cấp độ 1, 2”, Bộ trưởng Long nói.

Xem xét gói hỗ trợ người lao động quay lại làm việc Tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dành toàn bộ thời lượng đăng đàn 10 phút để nói về làm sao để người lao động trở lại làm việc. Theo ông, trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều nước cũng có tình trạng thiếu hụt lao động như Việt Nam; các nước phải tính mở cửa cho lao động nước ngoài vào và có gói hỗ trợ đặc biệt để người lao động quay lại làm việc.  Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các địa phương xem xét để có gói hỗ trợ người lao động quay lại làm việc và đặc biệt lưu ý người nhà đi theo để họ yên tâm làm việc. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam  Về lâu dài thì có chương trình xây dựng nhà ở, từng bước cơ cấu lại sản xuất và lao động, chấp nhận từ bỏ dần lao động giá rẻ, đi vào chỗ có giá trị gia tăng cao hơn. Còn trước mắt để người lao động trở lại làm việc, theo Phó Thủ tướng, phải kiểm soát dịch bệnh thật tốt; mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học vì đa phần công nhân có con nhỏ ở cấp này. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có cam kết hoặc chính quyền địa phương hỗ trợ, để nếu dịch bùng phát thì sẽ trả một phần lương cho người lao động.  Trả lời chất vấn về tiền lương, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, theo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, lẽ ra thực hiện từ 1/7/2021. Nhưng do dịch bệnh, bộ đã báo cáo Chính phủ cho phép lùi cải cách ở khu vực doanh nghiệp.   Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung Hiện các cơ quan đang thí điểm cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp ở 3 tập đoàn để rút kinh nghiệm, làm cơ sở triển khai trên quy mô cả nước. “Vấn đề lương của doanh nghiệp thời gian tới sẽ có thay đổi rất căn bản. Lương được xác định chính là giá cả của sức lao động. Khi lương là giá cả sức lao động thì chúng ta phải trả lương theo nguyên tắc thị trường, có sự can thiệp nhất định của Nhà nước”, ông Dung nói và cho hay, lương tối thiểu vùng do chủ sử dụng lao động quyết định. Nhà nước không quy định thang bảng lương nữa. Người lao động và chủ sử dụng lao động sẽ thỏa thuận về mức lương, thu nhập dựa trên ba căn cứ là sự phát triển của doanh nghiệp; thu nhập phúc lợi của người lao động; mức lương tối thiểu vùng (mức sàn tối thiểu Nhà nước đặt ra bắt buộc các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chi trả không được thấp hơn).

Xem xét gói hỗ trợ người lao động quay lại làm việc Tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dành toàn bộ thời lượng đăng đàn 10 phút để nói về làm sao để người lao động trở lại làm việc. Theo ông, trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều nước cũng có tình trạng thiếu hụt lao động như Việt Nam; các nước phải tính mở cửa cho lao động nước ngoài vào và có gói hỗ trợ đặc biệt để người lao động quay lại làm việc.  Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các địa phương xem xét để có gói hỗ trợ người lao động quay lại làm việc và đặc biệt lưu ý người nhà đi theo để họ yên tâm làm việc. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam  Về lâu dài thì có chương trình xây dựng nhà ở, từng bước cơ cấu lại sản xuất và lao động, chấp nhận từ bỏ dần lao động giá rẻ, đi vào chỗ có giá trị gia tăng cao hơn. Còn trước mắt để người lao động trở lại làm việc, theo Phó Thủ tướng, phải kiểm soát dịch bệnh thật tốt; mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học vì đa phần công nhân có con nhỏ ở cấp này. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có cam kết hoặc chính quyền địa phương hỗ trợ, để nếu dịch bùng phát thì sẽ trả một phần lương cho người lao động.  Trả lời chất vấn về tiền lương, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, theo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, lẽ ra thực hiện từ 1/7/2021. Nhưng do dịch bệnh, bộ đã báo cáo Chính phủ cho phép lùi cải cách ở khu vực doanh nghiệp.   Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung Hiện các cơ quan đang thí điểm cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp ở 3 tập đoàn để rút kinh nghiệm, làm cơ sở triển khai trên quy mô cả nước. “Vấn đề lương của doanh nghiệp thời gian tới sẽ có thay đổi rất căn bản. Lương được xác định chính là giá cả của sức lao động. Khi lương là giá cả sức lao động thì chúng ta phải trả lương theo nguyên tắc thị trường, có sự can thiệp nhất định của Nhà nước”, ông Dung nói và cho hay, lương tối thiểu vùng do chủ sử dụng lao động quyết định. Nhà nước không quy định thang bảng lương nữa. Người lao động và chủ sử dụng lao động sẽ thỏa thuận về mức lương, thu nhập dựa trên ba căn cứ là sự phát triển của doanh nghiệp; thu nhập phúc lợi của người lao động; mức lương tối thiểu vùng (mức sàn tối thiểu Nhà nước đặt ra bắt buộc các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chi trả không được thấp hơn).

Chương trình phục hồi kinh tế phải có “quy mô đủ lớn” Tư lệnh ngành cuối cùng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp này là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị đánh giá và cho biết kinh nghiệm các gói hỗ trợ quốc tế? Quan điểm phạm vi, mục tiêu chương trình phát triển và phục hồi kinh tế? Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, thế giới có quyết sách rất nhanh với các đặc điểm: Gói hỗ trợ quy mô rất lớn, chưa có tiền lệ, bất chấp kỷ luật, kỷ cương tài chính; chấp nhận tăng trần nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách; thống nhất rất nhanh, thực hiện rất dễ và làm ngay.  Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng “Sau khi tiêm phủ vaccine nhanh, cùng với kế hoạch phục hồi kinh tế và các gói hỗ trợ thì các nước này đều có tốc độ tăng trưởng và hồi phục kinh tế rất nhanh”, ông nói và dẫn chứng, Mỹ đã bỏ 27,9% GDP, chấp nhận tăng nợ công thêm 21 điểm %, đẩy tỷ lệ nợ cộng lên 133% GDP. Các nước đều tăng chi cho y tế để chống dịch; hỗ trợ xã hội, hộ gia đình có thu nhập thấp với phương thức cấp phát tiền mặt; hỗ trợ lương thực, tiền điện; miễn, giảm thuế phí cho doanh nghiệp… Về chương trình phát triển và phục hồi kinh tế, theo Bộ trưởng, “phải có quy mô đủ lớn”; thời gian thực hiện phù hợp; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.  Các hỗ trợ phải cho cả cung và cầu của nền kinh tế; thực hiện linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 5 năm, 10 năm tới; kế hoạch đầu tư công, tài chính công, cơ cấu lại nền kinh tế. Cùng với đó, tập trung vào các chính sách tác động ngay, kịp thời hỗ trợ và phối hợp đồng thời để tính đến dài hạn như xuất khẩu, tiêu dùng nội địa; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm… để bảo đảm nền kinh tế phục hồi nhanh. Ông Dũng cho hay, dự tính và nếu được Quốc hội thông qua thì thực hiện trong 2 năm 2022 - 2023. “Nếu được Quốc hội thông qua ngay vào kỳ họp cuối năm nay thì sẽ thực hiện ngay vào đầu năm 2022 để phục hồi nhanh, phát triển nhanh kinh tế, bảo đảm mục tiêu đề ra”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm