Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 10/04/2015 - 06:31
(Thanh tra) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), từ 1 - 30/4, học sinh lựa chọn môn thi và đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Sau chục ngày triển khai, kết quả ban đầu cho thấy, đã có sự chênh lệch trong đăng ký giữa các môn.
Học sinh thường chọn những môn thi gắn với tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng. Ảnh: Hải Hà
Khối A chiếm áp đảo
Tại kỳ thi THPT quốc gia, ngoài 3 môn thi bắt buộc (Văn, Toán, Ngoại ngữ), học sinh được quyền tự chọn trong các môn Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Khảo sát ban đầu tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội, xu hướng lựa chọn của học sinh chủ yếu nghiêng về khối A, D1.
Tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, trong các môn tự chọn, Vật lý được đăng ký nhiều nhất, và ít nhất là môn Sinh học. Khoảng 20% học sinh chọn môn Địa lý, 10% chọn môn Lịch sử.
Theo PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh, do học sinh của trường chủ yếu phân ban theo khối A, khối D nên các em chọn những môn thi gắn với tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng. Tổ hợp được lựa chọn số 1 là Toán - Văn - Tiếng Anh và Vật lý, Hóa học dành cho học sinh khối A, A1. Tổ hợp thứ hai là Toán - Văn - Tiếng Anh và Vật lý dành cho học sinh khối D. Với việc thi môn Vật lý, các em có thể xét tuyển hai khối A1 và D. Năm nay, trường có 600 học sinh lớp 12 nhưng chỉ có duy nhất 1 học sinh đăng ký lựa chọn môn Lịch sử.
Tình trạng “hiếm” học sinh đăng ký môn Sử còn diễn ra tại Trường THPT Ứng Hòa B, cả trường cũng chỉ có 1 học sinh đăng ký dự thi môn Sử; Trường THPT Nguyễn Văn Cừ đến thời điểm này không có học sinh nào chọn môn Sử. Tình cảnh tương tự cũng lặp lại tại Trường THPT Wellspring, ông Đặng Đình Đại - Hiệu trưởng cho biết, ngoài 3 môn bắt buộc, môn thi được học sinh của trường lựa chọn nhiều nhất là Địa lý, rất ít em đăng ký thi môn Lịch sử.
Không “ôm” nhiều môn
Năm nay, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh lựa chọn các môn thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, do đó nhiều trường mở thêm nhiều khối thi mới, việc làm này mở ra nhiều cơ hội cho thí sinh, song cũng khiến việc chọn môn thi của các em không hề đơn giản.
Em Hoàng Thị Linh - lớp 12A7, Trường THPT Trung Giã chia sẻ: Nếu chỉ học ôn để thi tốt nghiệp THPT thì em thấy không có gì khó khăn, nhưng làm sao để tính toán thêm môn thi xét tuyển vào đại học, cao đẳng thì là việc không dễ. Lớp em, bạn nào cũng phải “cân não” suy nghĩ thật kĩ trước khi đưa ra lựa chọn. Em dự kiến chọn khối A1, D để chỉ phải thi 4 môn. Nhưng bố mẹ khuyên, việc xét tuyển vào 2 khối này sẽ cực kì căng thẳng nên em phải tính toán thi thêm 1 - 2 môn nữa để có thêm cơ hội đỗ đại học.
Trả lời câu hỏi có nên “ôm” quá nhiều môn trong kỳ thi THPT Quốc gia, PGS Văn Như Cương cho hay, có một thực tế, phần lớn thí sinh hiện nay đều lựa chọn 4 - 5 môn để đăng ký vào kỳ thi chung, trong đó có các môn Vật lý, Hóa học là tự chọn, như vậy các em đã có cơ hội xét tuyển đại học, cao đẳng với ít nhất 3 tổ hợp môn thi, theo các khối thi truyền thống. Việc các em đăng ký quá nhiều môn trong khi kiến thức, kỹ năng còn chưa chắc chắn, sẽ khiến các em vất vả và khó tập trung hơn trong việc ôn tập.
Đó cũng là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga. Theo Thứ trưởng, việc có thể đăng ký thi nhiều môn giúp thí sinh có nhiều cơ hội để xét tuyển đại học, cao đẳng hơn, song cũng khiến việc tập trung học tập bị ảnh hưởng bởi quá nhiều môn. Nếu các em chọn nhiều môn, cơ hội xét tuyển nhiều, nhưng cơ hội trúng tuyển chưa chắc đã cao.
Nhiều trường công bố chỉ tiêu tuyển thẳng Năm 2015, các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đều dành khoảng 3% tổng chỉ tiêu xét tuyển thí sinh là học sinh THPT chuyên đã tốt nghiệp và đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và những thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm trong cả 3 năm học THPT, hạnh kiểm trong 3 năm đều đạt loại tốt. Học viện Ngân hàng dành 10% chỉ tiêu (300 chỉ tiêu) tuyển thẳng học sinh các trường THPT chuyên quốc gia vào đại học với điều kiện điểm các môn học thuộc nhóm tổ hợp các môn xét tuyển trong 3 năm đạt từ 7,0 điểm trở lên. Học viện Tài chính và Đại học Kinh tế quốc dân tuyển thẳng đối với thí sinh có 3 môn thi THPT quốc gia đạt 27 điểm trở lên không tính điểm ưu tiên, trong đó có môn Toán và 2 môn bất kỳ. |
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình