Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 27/06/2015 - 22:22
Trượt nguyện vọng 1, lo lắng trường sẽ không nhận nguyện vọng 2 do đủ chỉ tiêu, sáng 27/6 - ngày đầu tiên của đợt nhận hồ sơ trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập Hà Nội, nhiều phụ huynh hớt hải đến làm thủ tục.
Hoà vào dòng thí sinh, phụ huynh nộp hồ sơ trúng tuyển nguyện vọng 1 (NV1) vào THPT Trần Nhân Tông sáng 27/6, mẹ con Trang có mặt từ khá sớm. Trang trượt NV1 vào THPT Thăng Long do thiếu 0,5 điểm nên phải nộp nguyện vọng 2 (NV2) vào trường Trần Nhân Tông.
Dù thừa 3,5 điểm vào trường Trần Nhân Tông (điểm chuẩn 49,5), nhưng Trang vẫn rất lo lắng, không biết trường có nhận NV2 nữa không. "Em sợ trường đủ chỉ tiêu NV1 rồi sẽ không lấy thêm NV2 nên ngay sáng đầu tiên các trường THPT công lập nhận hồ sơ trúng tuyển vào lớp 10, em và mẹ phải đến làm thủ tục", nữ sinh nói.
Thí sinh này chia sẻ, lý do em lo sợ bởi năm nay số thí sinh thi vào lớp 10 các trường công lập của Hà Nội tăng vọt, trong khi chỉ tiêu không tăng. Theo ước tính, có 30.000 học sinh trượt công lập, phải vào trường dân lập, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc dạy nghề với kinh phí học tập cao hơn gấp nhiều lần.
Ngoài mẹ con Trang, có 3-4 phụ huynh, học sinh khác đỗ NV2 vào THPT Trần Nhân Tông cũng hối hả đến nộp hồ sơ ngay buổi đầu tiên để cầm chắc giấy báo nhập học của trường.
Không may mắn như Trang, thí sinh Quỳnh chỉ được 50,5 điểm, trượt cả 2 nguyện vọng. Em đang rất buồn chán vì cấp 2 thuộc dạng học giỏi top đầu của lớp. Vừa đăng ký phúc tra điểm, thí sinh này và gia đình vừa hối hả tìm phương án thứ ba là nộp hồ sơ NV3 vào một số trường công có xét tuyển hoặc vào học tại THPT dân lập Tạ Quang Bửu.
Có con trượt NV1, NV2 vào cấp 3 công lập, chị Lan cũng đang ngược xuôi tìm trường cho con. Tối qua, sau khi biết điểm chuẩn trường THPT công lập, vợ chồng chị đã rất thất vọng. Trước đó, vì tin tưởng vào cháu, vợ chồng chị đã tư vấn để con đăng ký vào trường thuộc dạng "hot" và NV2 vào trường bậc trung. "Tuy nhiên, năm nay trường nào cũng tăng điểm chuẩn, có trường còn tăng thêm 6 điểm khiến con mình không may mắn đỗ", chị Lan nói.
Buồn, thất vọng nhưng chị Lan đành gác hết công việc kinh doanh, đôn đáo hỏi thông tin tìm trường công, hoặc dân lập có chất lượng tốt cho con. Bởi theo chị tuổi 15 nhỡ nhàng, không được học ở môi trường tốt sẽ rất dễ nhiễm thói hư tật xấu. Mẹ con chị Lan và nhiều thí sinh trượt NV1 hiện rất mong chờ các trường hạ điểm chuẩn để có cơ hội học tại môi trường đào tạo tốt với chi phí thấp.
Tại nhiều trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội như: THPT Nhân Chính, THPT Thăng Long, sáng 27/6 rất đông phụ huynh đến nộp hồ sơ trúng tuyển vào lớp 10 cho con, dù biết chắc con đã đỗ. "Chuyện thi cử vào lớp 10 của con năm nay khiến cả gia đình tôi, từ ông bà, bố mẹ đến các cô bác phải lo lắng. Do đó, ngay buổi làm thủ tục đầu tiên, hai mẹ con đã đèo nhau tới nộp hồ sơ cho yên tâm", chị Xuân, có con thi NV1 vào THPT Nhân Chính nói.
Con được 55 điểm, số điểm khá cao, tuy nhiên khi Sở chưa thông báo điểm chuẩn vào trường, gia đình chị Xuân vẫn như đứng ngồi trên đống lửa do năm nay lượng thí sinh tăng vọt. Người mẹ này lo trường công sẽ lấy điểm cao hơn nhiều so với mọi năm. Thu nhập công chức của vợ chồng chị không thể lo cho con vào trường tư có chất lượng đào tạo tốt. "Vì thế trước khi thi, tôi đã thống nhất với con, bằng giá nào cũng phải vào học trường công lập", chị Xuân nói.
Đến THPT Nhân Chính nộp hồ sơ trúng tuyển từ 8h sáng nhưng đến 10h30 mẹ con chị Xuân mới có thể ra về vì có đông phụ huynh, học sinh cũng đến làm thủ tục. Bước ra khỏi phòng làm hồ sơ, người mẹ trẻ thở phào, cậu con trai cũng cười tít mắt: "Đến giờ cháu mới yên tâm, chứ biết điểm rồi vẫn lo lắng".
Năm học 2015-2016, Hà Nội có hơn 79.600 thí sinh thuộc lứa tuổi "rồng vàng" (sinh năm 2000) thi lên lớp 10, tăng khoảng 10.000 em so với năm trước, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh duy trì 50.000. Tỷ lệ chọi, điểm chuẩn vào lớp 10 công lập vì thế cao hơn năm trước, tạo áp lực rất lớn cho học sinh, phụ huynh và cả các cơ sở giáo dục.
Quỳnh Trang/Vnexpress
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên