Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 21/03/2014 - 11:52
(Thanh tra) - Hiện nay, các trường đại học (ĐH) ngoài công lập (NCL) phát triển nhanh về số lượng, nhưng chất lượng chưa tương xứng. Nhiều trường ĐH NCL đang lâm vào cảnh "sống dở, chết dở" do không tuyển được sinh viên. Làm thế nào để "cứu" được các trường ĐH NCL thoát khỏi tình trạng trên là câu hỏi khiến các nhà quản lý giáo dục đau đầu.
Trường Đại học Hà Hoa Tiên có quy mô "hoành tráng" nhưng chưa thu hút được sinh viên. Nguồn Internet
Theo báo cáo tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục ĐH NCL ở Việt Nam của Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng NCL Việt Nam, trong một thời gian dài (từ năm 2005 đến nay), việc cho phép thành lập mới các trường ĐH, cao đẳng, trong đó có các trường NCL chưa hoàn toàn theo quy hoạch, đã làm cho số lượng các trường phát triển “nóng”. Trong tổng số 195 cơ sở giáo dục ĐH được thành lập thời gian qua, có 56 trường NCL, chiếm 28,7% và 139 trường công lập, chiếm 71,3%.
Phần lớn các trường NCL này có vốn đầu tư ban đầu nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn thu học phí. Một số trường mới thành lập nhưng tuyển sinh với quy mô vượt quá năng lực (không bảo đảm về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thư viện…) dẫn tới hậu quả là chất lượng đào tạo một số ngành học không đạt yêu cầu, không tạo được niềm tin cho nhân dân, nên nhiều trường mỗi năm chỉ tuyển được trên dưới 100 thí sinh, có ngành chỉ được một vài chục sinh viên.
Không tuyển được sinh viên, đồng nghĩa với việc không có nguồn kinh phí để duy trì hoạt động, làm cho các trường NCL lâm vào tình cảnh “sống dở, chết dở”. Quy mô đào tạo của nhiều trường NCL ngày càng "teo tóp".
Nhằm giúp các trường NCL phát triển, GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng NCL Việt Nam đã "hiến kế" thông qua việc đưa ra 7 kiến nghị phát triển giáo dục ĐH NCL.
Thứ nhất, Nhà nước giải bài toán nguồn lực phát triển giáo dục đào tạo theo hướng mạnh dạn huy động thêm nguồn lực của xã hội. GS Quân lý giải thêm, trong hoàn cảnh của nước ta, Nhà nước không thể đầu tư tràn lan cho các trường ĐH mà chỉ nên tập trung vào các trường ĐH trọng điểm, các khoa, ngành trọng điểm, phục vụ công quyền. Phát triển mạnh các trường NCL, bảo đảm tỷ lệ sinh viên chiếm khoảng 40 - 50%.
Thứ hai, cần có quy định rõ ràng về các loại hình trường NCL vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Và trên cơ sở đó xây dựng, ban hành quy chế và hệ thống chính sách cho từng loại. Trong đó, cần khuyến khích loại trường phi lợi nhuận.
Thứ ba, Nhà nước tính rõ và công khai suất đầu tư tối thiểu cho từng sinh viên theo các ngành, nghề khác nhau, coi đó là cái chuẩn khách quan không thấp hơn được để xã hội biết, báo cáo Quốc hội, làm cơ sở xác định ngân sách cho giáo dục, để tính toán rót kinh phí cho các trường công, từ đó xác định học phí hợp lý.
Thứ tư, Nhà nước nên mở rộng tín dụng giáo dục hơn nữa bằng cách xã hội hoá việc này đến các ngân hàng thương mại, lập nhiều quỹ tín dụng giáo dục... Nhà nước chỉ gánh phần bù chênh lệch giữa lãi suất ưu đãi và lãi suất thương mại.
Thứ năm, về công tác tuyển sinh, chậm nhất là năm 2015 phải tiến tới thực hiện một kỳ thi sau THPT, lấy kết quả công nhận cấp bằng tốt nghiệp phổ thông và làm cơ sở để các trường ĐH, cao đẳng tuyển sinh. Trao quyền tự chủ về tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục ĐH như khẳng định tại điều 34 của Luật Giáo dục đại học.
Thứ sáu, về vấn đề thuế, GS Quân đề nghị cho triển khai ngay Điểm a, Khoản 3, Điều 66 Luật Giáo dục đại học đã định chế rõ các khoản chi “đầu tư phát triển cơ sở giáo dục ĐH, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ hoạt động học tập và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội. Phần này được miễn thuế ”.
Thứ bảy, cần sớm hình thành các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập để đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác kiểm định, công nhận chất lượng các trường và các chương trình giáo dục. Thực hiện kiểm định thường xuyên là điều kiện để các trường nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Từ khi thành lập đến nay, số lượng các trường NCL không ngừng lớn mạnh. Nếu năm 1994, cả nước mới có 5 cơ sở giáo dục ĐH NCL, thì đến năm 2000 đã có 17 trường, năm 2005 có 25 trường, năm 2010 có 82 trường và đến năm 2013 có 90 trường. Các trường NCL hiện nay chiếm khoảng 22,2% tổng số các trường ĐH, cao đẳng trên toàn quốc. |
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà